Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nâng tầm sản phẩm lợi thế để phát triển du lịch

Tùng Nguyên - 10:23, 25/10/2019

Hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng (homestay) với những sản phẩm du lịch lợi thế đang được các địa phương miền núi chú trọng thực hiện. Nhưng để các homestay “hút” du khách trong và ngoài nước thì phải nâng tầm các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Du khách trải nghiệm ở làng nghề dệt thổ cẩm bản Hoa Tiến. Ảnh tư liệu
Du khách trải nghiệm ở làng nghề dệt thổ cẩm bản Hoa Tiến. Ảnh tư liệu

Bản Hoa Tiến của xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là một bản Thái cổ, nơi sinh sống bao đời của đồng bào dân tộc Thái. Ngoài phong cảnh nên thơ, văn hóa ẩm thực đặc trưng đồng bào dân tộc Thái ở bản Hoa Tiến còn có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bản Hoa Tiến đã được tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề.

Vì thế, homestay là mô hình phát triển kinh tế phù hợp của bản Hoa Tiến. Và thổ cẩm là sản phẩm du lịch lợi thế, là cơ hội để quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, đồng thời cũng đem lại thu nhập cho người dân ở Hoa Tiến.

Tuy nhiên, dù có sản phẩm lợi thế để phát triển mô hình homestay nhưng bản Hoa Tiến cũng chưa thực sự nổi bật trên bản đồ du lịch của tỉnh Nghệ An. Trong nhiều nguyên nhân thì có nguyên nhân địa phương chưa chú trọng nâng tầm sản phẩm lợi thế là nghề dệt thổ cẩm để thu hút du khách. Lâu nay, người dân ở Hoa Tiến làm nghề chỉ mục đích giải quyết vấn đề kinh tế hằng ngày; không quan tâm nhiều đến việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho du khách...

Để homestay thực sự phát triển, đem lại thu nhập cho người dân bản Hoa Tiến, thiết nghĩ chính quyền các cấp và chính người dân địa phương phải thay đổi tư duy làm du lịch. Đặc biệt, cần xây dựng kế hoạch nâng tầm sản phẩm lợi thế của Hoa Tiến bằng cách đưa dệt thổ cẩm tham gia vào “cuộc chơi” OCOP.

Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.