Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Đổi thay làng Chăm Châu Phong

Khương Duy - 14:56, 09/09/2020

Trong những năm gần đây, cùng với các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đồng bào dân tộc Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang) đã có sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm nên đời sống vật chất, tinh thần của bà con không ngừng được cải thiện.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc Chăm ở Châu Phong
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc Chăm ở Châu Phong

Thị xã Tân Châu có hơn 5.000 đồng bào Chăm sinh sống, tập trung chủ yếu ở ấp Châu Giang và Phũm Soài, xã Châu Phong. Những năm trước đây, người làng Chăm thường sống cuộc sống khép kín. Điều này khiến đời sống của đồng bào gặp không ít khó khăn. 

Ông Haji Jacky, Trưởng Ban đại diện (BĐD) Cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam An Giang cho biết: Những năm gần đây, được sự tuyên truyền, hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, người dân nơi đây đã thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nhờ đó mà đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cũng được thay đổi tích cực. 

Thực hiện chủ trương về công tác đối với người Chăm và phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, thị xã Tân Châu đã có nhiều giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con dân tộc Chăm. Nhà ở, đường giao thông nông thôn, hệ thống nước sạch sinh hoạt… được đầu tư, nâng cấp. Đến nay, 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, 100% hộ dân có điện sản xuất và nước sạch sinh hoạt… Từ khi đường sá thuận tiện, hàng hóa thông thương, đồng bào Chăm bắt đầu mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giao thương mua bán nhộn nhịp hơn. 

Nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, người Chăm còn mở lớp dạy kinh Qur’an, cùng với nhà trường mở các lớp dạy học song ngữ dịp hè. Đặc biệt xã Châu Phong có trường mầm non dân tộc Chăm, giúp cho con em đồng bào được đến trường và chăm sóc giáo dục. Bà con tín đồ tham gia tốt các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đặc biệt là đoàn kết giúp nhau vượt khó như tặng quà, cất nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ nguồn vốn để cùng nhau vươn lên ổn định đời sống mỗi năm 3 - 4 tỷ đồng. Bà Sita Hara, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam, thành viên BĐD Cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam tỉnh An Giang cho biết: Trong mùa dịch Covid-19, bản thân bà đã vận động các nguồn tài trợ trao 5 căn nhà và 1.370 phần quà ý nghĩa cho đồng bào Chăm nghèo. 

Vào các ngày lễ lớn trong năm, ở các thánh đường đều được chính quyền và đoàn thể từ tỉnh, thị xã và xã đến thăm, chung vui, tặng quà, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó, qua đó, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong xóm ấp và phát huy bản sắc dân tộc. Đồng bào Chăm luôn đoàn kết, chăm lo làm ăn, tích cực hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động, đặc biệt là phong trào xây dựng NTM nên đời sống ngày càng phát triển . 

 Trong thời gian tới, BĐD cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam tỉnh An Giang tiếp tục phối hợp cùng chính quyền địa phương chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS Chăm, giữ gìn và phát huy văn hóa bản sắc của dân tộc. Bên cạnh đó, phát huy ý chí tự vươn lên để làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội, cùng với các ngành chuyên môn hướng dẫn bà con áp dụng khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ du lịch làng nghề... để kinh tế ngày càng phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Ngày 23/4, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và đoàn công tác đã đến thăm, chia buồn với gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.