Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Trà Vinh

Đức Anh - P. Nghi - 08:15, 02/11/2023

Với phương châm “trao cần câu hơn trao con cá”, các địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Trà Vinh đã cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế của địa phương để mang lại chiếc “cần câu”, mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào Khmer.

Đời sống của đồng bào DTTS Trà Vinh ngày càng ổn định, phát triển
Đời sống của đồng bào DTTS Trà Vinh ngày càng ổn định, phát triển

Từ các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước được thực hiện ở Trà Vinh, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng ngày càng được kiên cố hoá, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng ổn định, phát triển. Nhiều mô hình kinh tế của đồng bào DTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, nhiều hộ nghèo DTTS đã được vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Điển hình như gia đình anh Kiên Si Phol, ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang, nhiều năm liền thuộc đối tượng hộ nghèo, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Năm 2018, vợ chồng anh được Tổ tiết kiệm và vay vốn của ấp Sóc Chùa hướng dẫn làm hồ sơ vay 40 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội. Có vốn, gia đình anh đầu tư nuôi bò kết hợp trồng các loại hoa màu... mỗi năm có thu nhập trên 60 triệu đồng.

Anh Kiên Si Phol chia sẻ: “Sau khi gia đình tích góp được ít tiền, năm 2022 tôi vay thêm 25 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ nhà ở xây dựng ngôi nhà rộng 100m2. Lúc trước khó khăn, áp lực rất lớn về kinh tế, giờ đây có nguồn thu ổn định, gia đình tôi đã thoát nghèo”.

Đời sống kinh tế phát triển, nhiều bản sắc văn hoá của đồng bào DTTS ở Trà Vinh được bảo tồn và phát huy
Đời sống kinh tế phát triển, nhiều bản sắc văn hoá của đồng bào DTTS ở Trà Vinh được bảo tồn và phát huy

Để nâng cao hiệu quả đầu tư thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Trà Vinh đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn để triển khai, qua đó đạt được nhiều kết quả giảm nghèo. 

Theo ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh: Năm 2022, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh được phân bổ gần 24 tỷ đồng, đã bố trí hơn 7,3 tỷ đồng thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Dành gần 3,2 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; gần 8,3 tỷ đồng phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. Nhờ vậy, năm 2022, Trà Vinh giảm 4.803 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (giai đoạn 2022 – 2025); trong đó, có 3.215 hộ dân tộc Khmer. Toàn tỉnh hiện còn 5.404 hộ nghèo (chiếm 1,88%), hộ nghèo dân tộc Khmer còn 3.239 hộ (chiếm 3,89% so với tổng số hộ nghèo)”.

Để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, tiết giảm chi phí quản lý... Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh đã thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua 4 tổ chức (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên).

Gia đình ông Thạch Con, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú (Trà Vinh) được hỗ trợ 12 triệu đồng để nuôi bò, đã thoát nghèo năm 2020. Ảnh: Thanh Hòa
Gia đình ông Thạch Con, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú (Trà Vinh) được hỗ trợ 12 triệu đồng để nuôi bò, đã thoát nghèo năm 2020. Ảnh: Thanh Hòa

Ông Dương Huy Phong, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh cho biết: Qua kết quả rà soát nhu cầu nguồn vốn tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 là trên 271 tỷ đồng. Tỉnh sẽ đầu tư tập trung 3 dự án trọng tâm: Dự án 1, đầu tư giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt nhu cầu vốn tín dụng chính sách là 85,6 tỷ đồng; Dự án 3, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với nhu cầu vốn tín dụng chính sách là 184 tỷ đồng và Dự án 6, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch với nhu cầu vốn tín dụng chính sách là 1,7 tỷ đồng.

Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 giảm hộ nghèo bình quân 0,5%/năm. Trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer giảm trên 1%/năm; hộ cận nghèo giảm bình quân 1%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cho biết: Để đạt mục tiêu, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng, nhân rộng 16 mô hình, dự án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

“Trong năm 2023, tỉnh Trà Vinh hỗ trợ đất ở cho hơn 40 hộ dân tộc thiểu số, nhà ở cho hơn 525 hộ, chuyển đổi nghề cho khoảng 275 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 38 hộ, đầu tư xây dựng hai công trình nước tập trung. Thực hiện một dự án trồng cây dược liệu quý tại huyện Trà Cú; hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 60% hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo dân tộc Kinh, hộ cận nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, xây dựng mới 58 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện 16 công trình chuyển tiếp của năm 2022; duy tu, bảo dưỡng 36 công trình; đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp 6 công trình chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số...”, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm.


Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.