Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Đồng bào DTTS thoát nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế

Cát Tường - 11:10, 05/04/2022

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đặc biệt là các chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào DTTS thoát nghèo.

Đồng bào DTTS thoát nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế
Đồng bào DTTS thoát nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), phương thức đóng BHYT của một số đối tượng, mức hưởng BHYT, thanh toán chi phí khám chữa bệnh...

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất bổ sung đối tượng tham gia BHYT như: Người dân sinh sống ở các xã An toàn khu, vùng An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng); người DTTS thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (nhóm được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng)…

Bổ sung thêm mức hưởng 100% cho nhóm đối tượng người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, mức hưởng 95% cho nhóm đối tượng người DTTS thoát nghèo nêu trên.

Bộ Y tế cho biết, hiện đang có một số bất cập như: Chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chính sách hỗ trợ thẻ BHYT cho Nhân dân các xã An toàn khu cách mạng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020. Phương thức đóng của một số đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc) chưa được quy định trong Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Mức hưởng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (thanh niên xung phong; cán bộ, chiến sĩ Công an; dân công hỏa tuyến bị giảm, từ 100% (theo quy định tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP) xuống còn 80% (theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).

Theo Bộ Y tế, một số khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến tổng mức thanh toán trong thanh toán, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT do Nghị định số 146/2018/NĐ-CP chưa quy định đầy đủ các nguyên nhân làm phát sinh chi phí tại cơ sở khám chữa bệnh; phương pháp xác định tổng mức thanh toán bằng công thức, nhưng khi triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc bằng công văn để diễn giải, quy định, hướng dẫn cụ thể rất phức tạp, dẫn đến khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, tổng mức thanh toán chưa phản ánh đầy đủ các chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.  

Tin cùng chuyên mục
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.