Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Dự án giúp lan tỏa tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái

Vũ Lợi - 15:58, 26/05/2020

Một nhóm học sinh và giáo viên Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú tỉnh Điện Biên đã sáng tạo, xây dựng Dự án hỗ trợ hoạt động tự học chữ viết dân tộc Thái trên mạng Internet. Thông qua nền tảng Website. Dự án đạt giải Nhất trong Cuộc thi sáng tạo thanh - thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 15 năm 2019.

Buổi sinh hoạt của CLB “Yêu tiếng Thái” Trường PTDT Nội trú tỉnh Điện Biên
Buổi sinh hoạt của CLB “Yêu tiếng Thái” Trường PTDT Nội trú tỉnh Điện Biên

Trước thực trạng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình có xu hướng bị mai một, ngay từ khi bước vào lớp 10, em Lò Thị Kim, dân tộc Thái, hiện đang học tại Trường PTDT Nội trú tỉnh Điện Biên đã ấp ủ ý tưởng, xây dựng một phần mềm hỗ trợ tự học tiếng Thái.

Gần 2 năm, sau khi cùng nhóm bạn trong trường thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Yêu tiếng Thái”, em Lò Thị Kim đã được các thầy, cô giáo hỗ trợ tích cực, giúp em hiện thực hóa ý tưởng. Theo đó, dự án hỗ trợ hoạt động tự học chữ viết dân tộc Thái thông qua Website hocchuthai.com đã được hình thành và dần hoàn thiện. Với sự giúp sức của các nhà nghiên cứu văn hóa Thái trên địa bàn tỉnh Điện Biên, CLB đã nghiên cứu, thiết kế, biên soạn tài liệu tham khảo tự học viết chữ Thái trên nền tảng Website, và được đánh giá là phù hợp, sinh động, kết hợp với các phương pháp học tập hiện đại sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. 

Em Lò Thị Kim chia sẻ: “Với dự án này, bất kỳ ai yêu thích ngôn ngữ dân tộc Thái đều có thể tìm hiểu, học Online miễn phí bằng máy tính hoặc Smartphone. Trong trường hợp, người đã biết cách phát âm và giao tiếp tốt bằng tiếng Thái, thì chỉ cần học chữ cái và các quy tắc là có thể viết được. Với những người không phải dân tộc Thái nhưng muốn học và biết chữ Thái, thì tham khảo phần học tích hợp, từ cơ bản đến nâng cao, trong đó có cả chữ viết, cách phát âm và cách viết”.

Cô giáo Phạm Lệ Thanh, Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú tỉnh Điện Biên, cho biết: Website Yêu tiếng Thái đi vào hoạt động có ý nghĩa không nhỏ với học sinh, không chỉ giúp các em nâng cao ý thức tự học, bảo tồn bản sắc mà còn là cách lan tỏa tình yêu với tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.