Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Du khách ấn tượng với Lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên tại "Ngôi nhà chung"

Thúy Hồng - 19:08, 27/02/2024

Vừa qua, tại "Ngôi nhà chung" - Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tái hiện Lễ hội Lồng tồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên.

Lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng được tái hiện tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm
Lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng được tái hiện tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm

Lễ hội Lồng tồng là một trong những lễ hội đặc sắc nằm trong Chương trình giao lưu Sắc chàm hương Xuân, mang tới các giai điệu Then - một loại hình văn hóa, văn nghệ đặc sắc, gắn một phần tâm linh trong đời sống xã hội.

Những món ẩm thực truyền thống của đồng bào Tày, Nùng
Những món ẩm thực truyền thống của đồng bào Tày, Nùng

Lễ hội Lồng tồng là lễ hội tiêu biểu nhất của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên, với mục đích là cúng tạ trời đất đã ban cho buôn làng, dòng họ, gia đình, sức khoẻ dịp đầu năm mới. Lễ hội được tổ chức vào mùa Xuân, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, mừng cho những thành quả lao động đã đạt được.

Đồng bào chuẩn bị lễ vật cho lễ hội
Đồng bào chuẩn bị lễ vật cho lễ hội

Đây được xem là hoạt động tín ngưỡng gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng để tạ ơn đất, trời, các vị thần linh; đồng thời cầu xin các vị thần linh che chở để có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, cuộc sống no ấm.

Lễ hội Lồng tồng là hoạt động tín ngưỡng gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc
Lễ hội Lồng tồng là hoạt động tín ngưỡng gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc

Tại Lễ hội có những tiết mục dân ca, dân vũ, hát Sli, hát Lượn, đàn tính cũng tạo nên một không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống dân tộc, thể hiện sự đa dạng độc đáo của văn hóa cùng chào đón năm mới.

Tại lễ hội có những tiết mục dân ca, dân vũ, hát Sli, hát Lượn, đàn tính, tung còn... cũng tạo nên một không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm
Tại Lễ hội có những tiết mục dân ca, dân vũ, hát Sli, hát Lượn, đàn tính, tung còn... cũng tạo nên một không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.