Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đưa thổ cẩm thành sản phẩm OCOP

Nghĩa Hiệp - 15:43, 19/03/2021

Nghề thêu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Dao, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã có từ lâu đời. Để giữ gìn và phát huy giá trị của thổ cẩm, một trọng những giải pháp quan trọng địa phương đang hướng tới là đưa thổ cẩm trở thành sản phẩm OCOP.

Phụ nữ Dao huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tham gia lớp học thêu truyền thống ứng dụng trên chất liệu hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm thương mại, hấp dẫn du khách.
Phụ nữ Dao huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tham gia lớp học thêu truyền thống ứng dụng trên chất liệu hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm thương mại, hấp dẫn du khách.

 Được học thêu từ những ngày còn nhỏ, nên hầu như phụ nữ Dao khá thuần thục nghề thêu thổ cẩm. Những hoa văn thêu thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Dao mang ý nghĩa sâu sắc, gắn liền với đời sống, tín ngưỡng, ước mong cuộc sống viên mãn, như: Hình lưỡi bừa, con đường, con chim, hoa 8 cánh, mặt trời, lá cây…;Tuy nhiên, những năm qua, khi cuộc sống phát triển hơn, hình ảnh những người phụ nữ Dao Thanh Phán ngồi thêu bên bậc thềm nhà ngày càng ít dần, nhất là với lớp trẻ.

Trước nguy cơ mai một các giá trị truyền thống, UBND huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai một số  giải pháp nhằm “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao”. Huyện đã tổ chức 3 lớp học tại các xã: xã Thanh Sơn, Đồn Đạc và Nam Sơn. Các lớp học đã thu hút được gần 30 học viên tham gia và duy trì ổn định. Thông qua việc mở các lớp học truyền dạy nghề thêu thổ cẩm ứng dụng trên chất liệu hiện đại, những người phụ nữ Dao lần đầu đã học được ứng dụng nghề thêu truyền thống tạo hình ra các sản phẩm mang tính thương mại, và có thêm thu nhập.

Bà Triệu Kim Thành, dân tộc Dao, thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ là một trong những người đầu tiên tham gia lớp học do huyện tổ chức. Bà Thành chia sẻ: Sau khi tham gia lớp học, bà  mới biết có thể tạo ra thu nhập từ chính nghề truyền thống của dân tộc mình. 

"Giờ đây, thêu đã trở thành nghề chính của các chị em người Dao trong thôn, bởi các sản phẩm chúng tôi tạo ra luôn được bán hết, mỗi tháng tôi thu nhập từ 5-6 triệu đồng bán sản phẩm, có những lúc thêu không kịp”, bà Thành cho hay

Không chỉ giúp những phụ nữ Dao giữ được nghề, có thu nhập bằng chính nghề truyền thống, Huyện Ba Chẽ đang tích cực đẩy mạnh công tác phối hợp với các địa phương có  du lịch như  Quan Lạn, Vân Đồn, Móng Cái, Hạ Long...để đưa các sản phẩm thêu thổ cẩm của người phụ nữ Dao tiếp cận khách du lịch thông qua các điểm bán hàng lưu niệm.

Ông Hà Ngọc Tùng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ba Chẽ, cho biết: Việc hướng tới mục đích sản xuất hàng lưu niệm từ thổ cẩm, tạo ra thu nhập cho người phụ nữ Dao bằng chính nghề truyền thống của bà con là cái đích địa phương hướng tới. Tuy nhiên, hiện các sản phẩm vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện về mẫu mã, chất lượng...

 "Huyện đang mở thêm các lớp dạy thêu tại các xã Làng Cổng, Nà Bắp để trở thành các vệ tinh cung ứng sản phẩm thổ cẩm phục vụ khách du lịch. Trên cơ sở đó ngày một hoàn thiện sản phẩm, tiến tới xây dựng thêu thổ cẩm ứng dụng trên các chất liệu hiện đại trở thành sản phẩm OCOP tại địa phương”, ông Tùng thông tin thêm.



Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.