Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gặp người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ

Thúy Hồng - 09:19, 14/04/2020

Với hơn 50 năm miệt mài gìn giữ điệu hát Then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng, bà không chỉ tiếp thu những làn điệu Then mà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò nhằm gìn giữ câu then cho muôn đời sau. Bà là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông, sinh năm 1948, tại khu II, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Bà Nguyễn Thị Bông đang hướng dẫn học viên cách học hát Then, đàn Tính
Bà Nguyễn Thị Bông đang hướng dẫn học viên cách học hát Then, đàn Tính

Gặp bà Nguyễn Thị Bông tại Chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Tràng Định lần thứ III, năm 2019, tôi đặc biệt có ấn tượng về người phụ nữ Tày đã ngoài tuổi 70 nhưng chơi đàn Tính điêu luyện và có giọng hát Then thật ngọt ngào, truyền cảm, làm mê đắm lòng người. 

Sinh ra trong một gia đình dân tộc Tày, mẹ và chị gái đều có giọng hát Then rất hay nên từ nhỏ bà Bông đã được mẹ và chị dạy cho nhiều bài Then và cách chơi đàn tính. Năm 14 tuổi, bà Bông đã biết hát nhiều làn điệu Then, trong đó có cả những điệu Then cổ.

Tuy yêu thích hát Then nhưng bà Bông không đi theo con đường biểu diễn nghệ thuật như chị gái mình, mà chọn làm công việc tại Đài Phát thanh, Truyền hình của huyện. Trước đây khi còn đang công tác, mặc dù không có nhiều thời gian nhưng bà vẫn nuôi dưỡng niềm đam mê với đàn Tính, hát Then. Khi có chút thời gian rảnh rang là bà dành để tìm hiểu, biên tập, sáng tác những tác phẩm Then bằng tiếng Tày, Nùng để phát lên Đài Truyền thanh phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của bà con Nhân dân.

Sau khi nghỉ hưu, bà Bông có nhiều thời gian hơn để sưu tầm, biên soạn và sáng tác những làn điệu Then cổ. Để sưu tầm được những làn điệu Then cổ, bà phải dành một khoản lương hưu để đi khắp nơi gặp gỡ, tìm hiểu từ những thầy then trong các bản làng hoặc biên soạn từ tài liệu được viết bằng chữ Hán. 

Trong số các tác phẩm do bà chỉnh biên, đặt lời, lồng điệu và dàn dựng, đã có 17 tác phẩm đạt giải thưởng trong các kỳ liên hoan, hội diễn. Tiêu biểu như tiết mục hát Then “Mùa hoa lê” đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn năm 2005, tiết mục "Ú phang tâng" đoạt Huy chương Vàng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn năm 2018.

Trong hành trình hơn 50 năm gắn bó với làn điệu dân ca của dân tộc mình, bà Bông đã sưu tầm, biên soạn được gần 200 làn điệu dân ca cổ sử dụng trong tang lễ của dân tộc Nùng cùng nhiều làn điệu Then cổ như: Khay Pác, Pây tàng, Xuôi sluông, Vọng Én,…Thực hành tốt các làn điệu Then của các dân tộc Tày, Nùng gồm: phong slư, lượn slương, lượn Nàng Hai, lượn Nàng ới, khóc tang lễ, hát đồng dao, hát ru, hát mo,…

Không chỉ say mê sáng tác và hát Then, đàn Tính mà bà Bông luôn tâm niệm phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy Then, góp phần bảo lưu các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của người Tày, Nùng. Bà đã tham gia giảng dạy hát Then cho nhiều lớp học sinh tại Trường Phổ, thông Dân tộc Nội Trú - THCS huyện Tràng Định, Trường THPT huyện Tràng Định… Tính đến nay, đã có hàng trăm học viên theo học hát Then, đàn Tính từ bà. Nhiều học trò của bà đã trở thành hạt nhân văn nghệ đóng góp tích cực cho phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Tiết mục do bà Bông hướng dẫn luyện tập giảng dạy cho các em học sinh Trường THPT huyện Tràng Định đã đoạt giải Nhất tại Liên hoan tiếng hát HSSV tỉnh Lạng Sơn năm 2015.

Với những đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy Then cổ của dân tộc Tày, Nùng trong cộng đồng, tháng 6/2019, bà Nguyễn Thị Bông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú loại hình “Nghệ thuật trình diễn dân gian”. 

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…