Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Gia lai: Chuyện gieo chữ ở làng A Lao

Thùy Dung - 11:57, 02/06/2020

Điểm trường làng A Lao thuộc Trường Tiểu học Lơ Pang, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang (Gia Lai) nằm cách điểm trường chính khoảng 9km. Hầu hết người dân là đồng bào DTTS nghèo khó và thiếu thốn. Cha mẹ thường xuyên lên rẫy, ít quan tâm đến việc học của con cái nên công tác giáo dục vùng này luôn gặp nhiều khó khăn.

 Lớp học được lợp ằng tôn bị thủng chi chít, mùa mưa thì ướt át, mùa hè thì nóng nực.
Lớp học được lợp ằng tôn bị thủng chi chít, mùa mưa thì ướt át, mùa hè thì nóng nực.

Còn nhiều khó khăn

Đã hẹn trước, 6h30 sáng, chúng tôi có mặt tại Trường Tiểu học Lơ Pang để cùng các thầy cô vào điểm trường làng A Lao. Vượt qua vài con dốc, đoạn cua khúc khuỷu, chúng tôi đã có mặt tại điểm trường làng A Lao. Điểm trường làng A Lao hiện lên trong nắng mai với sự rực rỡ của phòng thư viện thân thiện. Cô Vũ Thị Hợi, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lơ Pang khoe: “Thư viện này mới được đoàn tình nguyện về dựng lên và tặng cho trường vào Chủ Nhật vừa qua. Bên trong có rất nhiều sách báo, truyện tranh để các em có thêm một sân chơi mới trong giờ ra chơi”.

Điểm trường làng A Lao có 6 lớp học với 147 học sinh, trong đó có 2 lớp 2, các em chủ yếu là người dân tộc Ba Na. Ngoài 5 lớp học đã được xây dựng, điểm trường làng A Lao vẫn còn 1 lớp học được dựng tạm bằng tôn. 

Đúng 7h30, tiếng kẻng vang lên. Những đứa trẻ dân tộc Ba Na với làn da đen nhẻm nhanh chân xếp hàng để chuẩn bị cho buổi lễ trang nghiêm sáng thứ Hai đầu tuần. Buổi lễ diễn ra có phần muộn hơn, vì các thầy cô phải đến nhà vận động một số em học sinh đến trường. 

Chỉ tay về lớp học được lợp tôn, thầy Chhoi, giáo viên lớp 2 cho biết: “Căn phòng này đã được dựng từ nhiều năm nay. Học sinh ở lớp học này cũng thiệt thòi hơn các phòng khác vì thiếu thốn đủ bề. Căn phòng được lợp kín mít, không có cửa sổ nên bị thiếu ánh sáng. Có mấy cái bóng điện lắp cho các em học cũng mới bị trộm vào lấy mất. Mùa hè, các em sẽ phải chịu cảnh nắng nóng. Mùa mưa đến thì mưa dột. Mùa đông lạnh tê tái, gió luồn qua những khe hở ùa vào lớp học lạnh buốt”.

Chung tay vì con trẻ ở làng A Lao

Không chỉ thiếu phòng học, sân trường của làng A Lao vẫn chưa được đổ bê tông. Các em học sinh đến trường phần đa gia đình đều nghèo khó nên đứa nào cũng đen nhẻm, nhỏ thó. Chân tay vẫn còn vương bùn đất, chúng đi học không mặc đồng phục. Những bộ quần áo trên người đa phần là từ các đoàn tình nguyện về tặng. Có đứa mang trên người bộ đồ ngắn cũn cỡn, có bộ rách đôi chỗ và cũng có bộ rộng thùng thình. 

Khó khăn lớn nhất của giáo viên, vẫn là công tác vận động học sinh ra lớp. Phụ huynh còn mải lo mưu sinh nên cũng chưa thực sự quan tâm đến các em. Các giáo viên phải thường xuyên đến nhà vận động, chở các em đến trường mỗi ngày. 

Cô Hợi, giáo viên của điểm trường A Lao cho biết: So với các em ở điểm trường chính, các em ở điểm trường này còn nhiều thiệt thòi. Trước đây, các em học 2 buổi nên phòng học cơ bản là đáp ứng đủ. Nhưng vì đặc thù, tập quán người đồng bào thường lên rẫy vào 8, 9h sáng và trở về vào sau 3, 4h chiều, không có thời gian quan tâm con cái. Nếu các em học 2 buổi thì tình trạng ra lớp rất ít, và gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động nên nhà trường đã đưa ra giải pháp, tập trung các em lại học 1 buổi để nâng cao tỷ lệ học sinh ra lớp và chất lượng dạy và học.

Tin cùng chuyên mục
Những điều lưu ý trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại TP. Hồ Chí Minh

Những điều lưu ý trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại TP. Hồ Chí Minh

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025.Theo kế hoạch kỳ thi vào lớp 10 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức trong 2 ngày 6 và 7/6 với ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thí sinh đăng ký vào lớp chuyên, tích hợp sẽ làm thêm bài thi môn chuyên, tích hợp.