Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Gia Lai triển khai Đề án Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý

Ngọc Thu - 19:47, 21/09/2023

UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 thành lập mới ít nhất 10 HTX do phụ nữ tham gia quản lý
Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 thành lập mới ít nhất 10 HTX do phụ nữ tham gia quản lý

Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến 2025 sẽ củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho ít nhất 10 HTX, 20 tổ hợp tác, thành lập mới 5 HTX; đến 2030 là 20 HTX, 40 tổ hợp tác, thành lập mới 10 HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành được các cấp Hội hỗ trợ thành lập. Đồng thời, đến năm 2030 các HTX, tổ hợp tác tạo việc làm ổn định trên 1.000 lao động nữ.

Đề án nhằm phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong HTX. Đồng thời phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

HTX là mô hình kinh tế tập thể, phát huy sức mạnh nội lực của thành viên trong xây dựng, phát triển. Các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động nữ. Nhà nước hỗ trợ về cơ chế, chính sách và một phần kinh phí thực hiện; Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực thành viên HTX, hội viên, phụ nữ và kết nối các nguồn lực hỗ trợ HTX. UBND tỉnh Gia Lai giao Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển khai kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ quy định.

Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.