Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Giao lưu biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm giữa tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Định

T.Nhân - 23:07, 06/07/2023

Chiều 6/7, tại khuôn viên Tháp Đôi, Tp. Quy Nhơn, Sở Văn Hóa và Thể thao Bình Định đã tổ chức buổi giao lưu biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm giữa tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Định.

Ông Huỳnh Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi giao lưu
Ông Huỳnh Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi giao lưu

Chương trình giao lưu nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá di tích đến với Nhân dân và du khách. Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định đã mời Đoàn Văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận về giao lưu, biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm tại di tích Tháp Đôi (Tp. Quy Nhơn) và Tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước) phục vụ du khách thăm quan di tích, gắn với mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bình Định.

Phát biểu tại buổi giao lưu, ông Huỳnh Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định cho biết: Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời với di sản vô giá, là hệ thống di tích các tháp Chăm cổ. Các tháp Chăm ngàn năm tuổi ở tỉnh Bình Định có nét độc đáo, bí ẩn, thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Hiện nay, tỉnh Bình Định có 8 cụm tháp nổi tiếng là: Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Đã ngàn năm trôi qua, nhưng các cụm tháp Chăm ở đây còn khá nguyên vẹn, như là một báu vật, điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa.

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận

Hoạt động giao lưu lần này là để kết nối tình đoàn kết giữa người Chăm ở Ninh Thuận và người Chăm (nhánh Chăm Hroi) ở Bình Định. Ngoài ra, với tinh thần giao lưu, học hỏi và truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật văn hóa Chăm, mà với những tiết mục độc đáo này sẽ là điểm nhấn để thu hút khách du lịch.

Tại buổi giao lưu, du khách đã được thưởng thức tiết mục trình diễn giao lưu văn hóa của Đoàn Nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận và đồng bào Chăm Hroi của huyện Vân Canh (Bình Định) biểu diễn.

Chương trình tiếp tục diễn ra đến hết ngày 10/7, tại Tháp Đôi và Tháp Bánh Ít. Gồm các tiết mục biểu diễn hòa tấu nhạc cụ Chăm (trống Ghinăng, kèn Saranai, trống Paranưng); múa Chăm; hát dân ca Chăm; trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm… vào hai buổi sáng, chiều trong các ngày. Cụ thể, tại Tháp Đôi vào các ngày 7, 9 và 10/7; tại Tháp Bánh Ít vào ngày 8/7.

Một số hình ảnh tại buổi giao lưu chiều 6/7

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm Hroi huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm Hroi huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Biểu diễn làm gốm Bàu Trúc tại buổi giao lưu
Biểu diễn làm gốm Bàu Trúc tại buổi giao lưu
Biểu diễn dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm Ninh Thuận
Biểu diễn dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm Ninh Thuận
Tin cùng chuyên mục
Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô già già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô già già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Lễ hội Khô già già năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 - 19/7 (tức ngày 10 - 14/6 Âm lịch) tại tất cả các thôn người Hà Nhì thuộc các xã Y Tý , A Lù, Trịnh Tường, Nậm Pung, A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.