Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gìn giữ nét văn hóa riêng của dân tộc Chơro

PV - 11:23, 07/09/2020

Sinh ra và lớn lên tại ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) nên từ nhỏ, anh Điểu Toa (dân tộc Chơro) luôn tìm tòi, sưu tầm, tự học hỏi những bài hát, những loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Chơro...

Anh Điểu Toa bên những nhạc cụ truyền thống của dân tộc Chơro
Anh Điểu Toa bên những nhạc cụ truyền thống của dân tộc Chơro

Ngay từ khi còn nhỏ, Điểu Toa đã thấy ông bà, cha mẹ sử dụng những nhạc cụ, lời hát trong các lễ hội của dân tộc mình nên rất thích thú. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, những buổi lễ hội của đồng bào Chơro cũng thưa dần, người rành về nhạc cụ và những bài hát dân gian không còn bao nhiêu. Điều này đã thôi thúc anh phải gìn giữ lại những giá trị truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.

Năm 1995, anh Điểu Toa bắt đầu tìm tòi những nhạc cụ dân tộc qua những người lớn tuổi trong làng, hoặc quá trình tham gia các lễ hội tại những nơi khác cũng như tìm hiểu thông tin trên internet, những nhạc cụ như đàn Goong Talog (làm từ những thanh tre, người chơi gõ lên thanh tre), đàn Chinh K’la (sử dụng vào dịp lễ hội, ma chay, giao lưu đàn hát), các loại cồng, chiêng... lần lượt được anh Điểu Toa sưu tầm, học hỏi. Trong quá trình đó, anh còn sáng tác thêm những bài hát riêng dựa trên nền nhạc của dân tộc mình để phù hợp với mọi lứa tuổi hiện nay và làm phong phú các bài hát sử dụng trong các buổi lễ hội, giao lưu...

Năm 2010, Nhà văn hóa dân tộc xã được thành lập, trở thành điểm sinh hoạt, vui chơi của đồng bào và giúp anh Điểu Toa có cơ hội thành lập được đội cồng chiêng của xã gồm các thanh niên người Chơro chuyên biểu diễn các loại nhạc cụ, bài hát dân tộc. Anh Điểu Toa cho biết, nhóm biểu diễn văn hóa dân tộc do anh thành lập với mục đích vừa là đội văn nghệ biểu diễn văn hóa dân tộc của xã, vừa tạo sân chơi riêng cho thanh niên Chơro.

Với những nỗ lực gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đội cồng chiêng xã Xuân Thiện do anh duy trì và tập luyện đã đoạt giải nhất tại Liên hoan biểu diễn nhạc cụ dân tộc cấp tỉnh nhân Hội thao các dân tộc thiểu số năm 2019. Đến nay, đội cồng chiêng do anh Điểu Toa duy trì và tập luyện vẫn được quan tâm, phát huy hiệu quả. Bản thân anh Điểu Toa cũng đoạt giải tại Liên hoan biểu diễn nhạc cụ dân tộc cấp tỉnh vừa qua. Anh Điểu Toa chia sẻ: “Làng đồng bào Chơro tại xã Xuân Thiện lâu nay được xem là vùng đồng bào dân tộc lâu đời, với bề dày về giá trị truyền thống văn hóa. Tôi hy vọng ngày càng có nhiều thanh niên dân tộc vừa giỏi kiến thức xã hội chung vừa có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc”.      

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.