Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hà Giang: Chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX

Tào Đạt - Văn Hoa - 01:40, 28/10/2023

Diễn ra ngày 28/10, tại huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX gắn với sự kiện đón danh hiệu Thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III.

Du khách thích thú chụp ảnh với hoa tam giác mạch.
Du khách thích thú chụp ảnh với hoa Tam giác mạch

Lễ hội năm nay được tổ chức gắn với Lễ đón nhận danh hiệu Thành viên mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III. Lễ hội được tổ chức tại Trung tâm tổ chức lễ hội Đồng Văn. 

Để chuẩn bị cho Lễ hội, 4 huyện vùng Cao nguyên đá là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh đang triển khai gieo trồng khoảng 415 ha Tam giác mạch và được trồng thành 3 đợt nhằm bảo đảm thời gian hoa nở kéo dài từ trung tuần tháng 9 đến hết tháng 12/2023 phục vụ nhu cầu tham quan, chụp ảnh với hoa Tam giác mạch của du khách.

Khu vực trồng hoa tập trung tại các điểm thuận lợi cho du khách tham quan, chụp ảnh như: Điểm dừng chân Cổng trời, điểm du lịch Thạch Sơn Thần, huyện Quản Bạ; hai bên đường các xã Phố Cáo, Sủng Là, Lũng Cú, huyện Đồng Văn; khu vực Thiết giao long phá thạch, Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ, khu vực Tượng đài Thanh niên xung phong, trái tim đá Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc.

Hoa Tam giác mạch là loài hoa nhỏ nhắn có màu tím hồng biêng biếc và thường nở rộ đến tháng 11 để chào đón mùa lễ hội tưng bừng nhất năm. Mục đích của Lễ hội nhằm tôn vinh vẻ đẹp loài hoa đặc trưng của vùng đất này và lan tỏa những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mông đến với tất cả du khách trên mọi miền cả nước.

Trong khuôn khổ Lễ hội, các địa phương trên còn chuẩn bị tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian cho du khách trải nghiệm.

Tiếp nối những thành công của các mùa lễ hội trước, tỉnh Hà Giang tin tưởng rằng Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX sẽ tiếp tục phát huy được tinh thần đoàn kết dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời tiếp tục củng cố, xây dựng, khẳng định bước tiến mới trong xúc tiến, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, khai thác các tiềm năng du lịch sẵn có, phát huy hiệu quả giá trị di sản danh thắng cũng như tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện đến với du khách trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.