Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Hà Nội thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP: Công khai, minh bạch, bảo đảm đúng đối tượng

Nghĩa Hiệp - 17:54, 05/05/2020

Để bảo đảm quyền lợi chính sách được chi trả đúng người, đúng đối tượng, công bằng, không bỏ sót và không có hành vi trục lợi chính sách trong thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, thời gian qua TP. Hà Nội đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

Người lao động tự do mất việc làm thực hiện kê khai thu nhập với chính quyền địa phương
Người lao động tự do mất việc làm thực hiện kê khai thu nhập với chính quyền địa phương

Theo số liệu cung cấp của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội, tính đến ngày 28/3, TP. Hà Nội đã lập danh sách thống kê có hơn 1,4 triệu người sẽ được nhận hỗ trợ từ gói chính sách an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Trong đó, nhóm người nghèo, người có công là trên 414.000 người, dự kiến nhận 505 tỷ đồng và 1,063 triệu lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, dự kiến sẽ nhận 3.023 tỷ đồng. 

Để có được danh sách hơn 1,4 triệu người tại Hà Nội sẽ được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ của Chính phủ, việc xác định đúng các đối tượng trong thời gian ngắn quả thực là rất phức tạp, nhất là với đối tượng lao động trong các doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, Hà Nội đã làm được với những nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. 

“Đây là một chính sách lớn, chưa có tiền lệ, đúng như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia phòng, chống Covid-19 vừa qua. Vì vậy, để làm đúng, làm đủ, kịp thời, không bỏ sót đối tượng, các quận, huyện, các tổ chức đoàn thể cùng Nhân dân phải vào cuộc hết sức sát sao thì mới khảo sát và rà soát nhanh được”, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH nhấn mạnh. 

Theo đó, ngay từ khi Nghị quyết 42 của Chính phủ được ban hành, TP. Hà Nội đã thành lập các tổ công tác để tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng được hỗ trợ. Tổ công tác bao gồm các thành viên thuộc đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện người dân tại các khu dân cư. Từ đây, Nhân dân sẽ cùng tham gia giám sát, đồng hành cùng các đoàn công tác để thanh, kiểm tra quy trình thực hiện chính sách tại các địa phương, bảo đảm khách quan, minh bạch.

Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH, có 6 nhóm đối tượng được hưởng chính sách, gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, người được bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng, hộ kinh doanh khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm buộc phải ngừng kinh doanh từ 1/4 và lao động tự do mất việc làm, nghỉ việc không lương 1 tháng trở lên.

Trong đó, nhóm lao động tự do và hộ kinh doanh khai thuế dưới 100 triệu/năm đang là nhóm khó xác định nhất, bởi đây là nhóm có số lượng đông và phức tạp. Với trên 240.000 DN đăng ký hoạt động, Hà Nội đang tập trung các giải pháp để khảo sát những DN bị ảnh hưởng, có lao động đang nghỉ để kịp thời hỗ trợ cho người lao động. 

Còn các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, người có công, người được bảo trợ xã hội đã có danh sách được xác nhận được nhận tiền hỗ trợ từ 30/4. 

Có thể thấy, với cách làm nói trên, việc chi trả cho tất cả các đối tượng trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Hy vọng việc hỗ trợ sẽ đến đúng đối tượng, kịp thời và không xảy ra tiêu cực. Đặc biệt, ngoài 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ nói trên, Hà Nội dự kiến sẽ mở rộng đối tượng để hỗ trợ, như: Đối tượng đặc thù và thực sự khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn thời gian qua để “không một ai bị bỏ lại phía sau”.

Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.