Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Hà Quảng (Cao Bằng): Phát huy hiệu quả chính sách dân tộc để giảm nghèo nhanh và bền vững

Lê Thắng - Thùy Như - 15:36, 28/11/2023

Với đặc thù huyện miền núi, biên giới có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, những năm qua, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã cụ thể hóa và vận dụng tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, từ đó góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS.

Nhờ triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, diện mạo huyện miền núi Hà Quảng ngày một đổi thay.
Nhờ triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, diện mạo huyện miền núi Hà Quảng ngày một đổi thay.

Toàn huyện Hà Quảng có 21 xã, thị trấn, 195 xóm, tổ dân phố với gần 60.000 nhân khẩu. Để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, huyện Hà Quảng xác định thực hiện lồng ghép với các chính sách hỗ trợ, cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS… tạo điều kiện giúp người dân từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Gia đình chị Lầu Thị Sài (trú tại xóm Tềnh Cà Lừa, xã Quý Quân, Hà Quảng) là một trong những hộ thoát nghèo đầu tiên của xóm. Theo chia sẻ của chị Sài, trước đây gia đình chị thuộc diện rất khó khăn, chỉ biết trồng ngô, lúa để mưu sinh nên cái nghèo cứ đeo bám. Tuy vậy, kể từ khi chính quyền xã triển khai mô hình nuôi gà, nuôi lợn, chị đã mạnh dạn đăng ký tham gia lớp tập huấn về cách chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ.

Với kiến thức học được, chị tập trung trồng cỏ voi để nuôi bò, nấu cám nuôi lợn, nấu rượu. Nhờ đó thu nhập gia đình dần nâng lên, từng bước thoát nghèo. Với quyết tâm không ngừng nỗ lực, học hỏi, chị Sài tiếp tục chăn nuôi thêm bò sinh sản để phát triển kinh tế hơn nữa.

Bên cạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, huyện Hà Quảng còn ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế, hợp tác xã sản xuất theo hướng chuỗi giá trị hàng hóa.

Điển hình như tại xã Lũng Nặm. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con, cấp ủy, chính quyền xã ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế. Chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động như: “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”… Từ đó giúp thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo.

Người dân vùng đồng bào DTTS tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Người dân vùng đồng bào DTTS tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.

Chủ động, tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nguồn hỗ trợ từ các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN cho hộ nghèo và cận nghèo để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đến nay, xã thành lập và duy trì 32 nhóm đồng sở thích, chủ yếu là các mô hình chăn nuôi lợn thịt, trâu, bò vỗ béo và trồng lạc... Các mô hình kinh tế từng bước giải quyết những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó thực hiện như: Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa; xây dựng mối liên kết trong sản xuất, chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm…

Theo ông Nông Văn Nhất, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Hà Quảng cho biết: Dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương, nhu cầu của đồng bào DTTS, huyện tập trung giải quyết hiệu quả những vấn đề bức thiết trong vùng đồng bào dân tộc; lấy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân làm mục tiêu.

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện dự kiến được giao trên 655,7 tỷ đồng để đầu tư thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Năm 2022, huyện được giao 93,145 tỷ đồng, giải ngân 19,8 tỷ đồng, đạt 21,26%. Năm 2023, huyện được giao 169,853 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 75,524 tỷ đồng đầu tư 79 công trình hạ tầng cơ sở; vốn sự nghiệp 94,329 tỷ đồng triển khai đầu tư 5 công trình bể nước sinh hoạt tập trung và phân tán cho 393 hộ dân được hưởng lợi…

Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện
Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện

Đồng thời, từ nguồn vốn trên, huyện củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện. Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch; nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho nhân dân. Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; hỗ trợ đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ, quảng bá các sản phẩm của địa phương. Triển khai nhiều biện pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tạo điều kiện để đồng bào DTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, từng bước vận dụng pháp luật có hiệu quả vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình...

Huyện Hà Quảng phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS trên địa bàn huyện đạt 29 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo giảm 7,75%/năm. 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế, 30% người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề, 100% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% hộ dân có điện sinh hoạt…


Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.