Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Cao Bằng: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Uyển Nhi - 11:05, 22/11/2023

Thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, phát huy hiệu quả tích cực, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội, cuộc sống của đồng bào DTTS khởi sắc.

Toàn cảnh thị trấn Pắc Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng
Toàn cảnh thị trấn Pắc Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 thôn, bản của 161 xã thuộc 10 huyện, thành phố thuộc địa bàn thụ hưởng chương trình với 10 dự án, 13 tiểu dự án, 15 nội dung, trong đó, ưu tiên nguồn lực của chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu.

Thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2023, Cao Bằng được Trung ương giao vốn 1.510 tỷ 739 triệu đồng, bao gồm vốn đầu tư 656 tỷ 800 triệu đồng, vốn sự nghiệp 853 tỷ 939 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách đầu tư của tỉnh 27 tỷ 658 triệu đồng. Đến ngày 19/10/2023, toàn tỉnh giải ngân được 713 tỷ 857 triệu đồng (bằng 34 % kế hoạch), trong đó: vốn đầu tư giải ngân 636 tỷ 555 triệu đồng, bằng 62 % kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân 77 tỷ 302 triệu đồng, bằng 7,2% kế hoạch.

Ước đến 31/12/2023, một số dự án (DA) giải ngân hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch giao như: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN; biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS; ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN.

Người dân Cao Bằng vươn lên thoát nghèo nhờ trồng chè chất lượng cao. Ảnh minh họa
Người dân Cao Bằng vươn lên thoát nghèo nhờ trồng chè chất lượng cao.

Tiểu DA 3, kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện chương trình ước giải ngân đạt 80% kế hoạch; Tiểu DA 2, bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS&MN, đến nay, giải ngân đạt 75,05 % kế hoạch; còn 2 tiểu DA giải ngân chậm tiến độ.

Về thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG, các huyện, thành phố đã và đang triển khai thực hiện 77 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, 42 kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ được tiếp cận giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tăng giá trị, hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập ở khu vực nông thôn. Kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đã bố vốn cho 181 công trình đã và đang thi công, duy tu bảo dưỡng 106 công trình.

Dự kiến trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng sẽ triển khai trên 200 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện 8 dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững với trên 13.000 hộ tham gia; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện, thành phố và hỗ trợ đào tạo chuyển giao kỹ thuật sản xuất chăn nuôi cho hàng trăm lao động.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.