Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hai ngành công tác Dân tộc và Thống kê: Phối hợp giám sát chặt chẽ để có số liệu chính xác

Thúy Hồng - 08:00, 11/09/2024

Hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS, trong quá trình điều tra thu thập thông tin, các Ban Dân tộc và Cục Thống kê các địa phương đã tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra để có những thông tin chuẩn xác thực tế.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông cùng đoàn kiểm tra, giám sát điều tra thực trạng 53 DTTS tại tỉnh Bình Định
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông cùng Đoàn kiểm tra, giám sát điều tra thực trạng 53 DTTS tại tỉnh Bình Định

Từ 1/7 đến 15/8, tại 54 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chính thức tổ chức cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS. Cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống... Cuộc điều tra là cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về DTTS tại Việt Nam. Kết quả của cuộc điều tra là căn cứ để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030.

Xác định cuộc điều tra có ý nghĩa quan trọng với công tác dân tộc, ngành Thống kê và Ban Dân tộc các địa phương đã tăng cường công tác giám sát, điều tra đúng quy trình, phương án và đảm bảo chất lượng thông tin thu thập. Tại 54 tỉnh, thành phố công tác giám sát, kiểm tra về cuộc điều tra đều được thực hiện tại địa bàn điều tra, đặc biệt tập trung vào khâu thu thập thông tin thực địa.

Theo yêu cầu, công tác giám sát Điều tra 53 DTTS năm 2024 phải đảm bảo các yêu cầu: Lập kế hoạch, chương trình giám sát; Thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với những nội dung quan trọng; Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo công việc giữa các đoàn, các cấp giám sát, gây khó khăn, phiền hà cho cấp thực hiện; giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền…

Các điều tra viên thu thập thông tin về thực trạng 53 DTTS tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận
Các Điều tra viên thu thập thông tin về thực trạng 53 DTTS tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Trong những ngày đầu thu thập thông tin điều tra, các đoàn giám sát cấp Trung ương đều có chung đánh giá, công tác chuẩn bị và tổ chức thu thập thông tin tại các địa phương thực hiện tốt, đúng phương án; công tác phối kết hợp với các sở, ban, ngành và lãnh đạo tại địa phương tốt, tạo thuận lợi cho việc triển khai thu thập thông tin điều tra; các Điều tra viên phỏng vấn đúng quy trình và thực hiện đúng các bước câu hỏi phỏng vấn hộ; công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đem lại hiệu quả cao, các hộ dân nhiệt tình hợp tác cung cấp thông tin cho Điều tra viên...

Theo Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin (Cục TTDL), cả nước có 14.928 địa bàn điều tra, số hộ điều tra là 523.046 hộ, huy động 1.753 Giám sát viên và gần 1 vạn Điều tra viên.

Đơn cử như tại Cao Bằng, phạm vi điều tra, thu thập thông tin năm 2024 được thực hiện tại 553 địa bàn, với 22.682 hộ, trong đó: 39 địa bàn điều tra toàn bộ với 3.767 hộ, 163 địa bàn điều tra mẫu 30 hộ với 4.890 hộ, 351 địa bàn điều tra mẫu 40 hộ với 14.025 hộ; điều tra thu thập thông tin phiếu xã đối với 161 xã/phường, thị trấn.

Để hoàn thành các nhiệm vụ thu thập các thông tin theo kế hoạch, tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiệm vụ cho 309 Điều tra viên và 67 Giám sát viên các cấp. Đối với công tác thu thập thông tin các phiếu điều tra hộ và phiếu điều tra xã toàn tỉnh có 355 Điều tra viên, 156 Tổ trưởng và 70 Giám sát viên các cấp.

Theo bà Phạm Thị Phương, Cục trưởng Cục Thống tỉnh Cao Bằng, Cục chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo thực hiện hoàn thành điều tra theo các địa bàn mẫu, các hộ mẫu nhận thức rõ và hợp tác đối với Điều tra viên để kê khai, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Chỉ đạo các Điều tra viên tập trung thời gian thu thập thông tin, đẩy mạnh tiến độ điều tra, hoàn thành phiếu điều tra và đồng bộ dữ liệu về máy chủ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trực tiếp và trực tuyến; làm sạch phiếu điều tra, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ban đầu.

Còn tại Bình Định, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với Cục Thống Kê tổ chức thực hiện cuộc điều tra. Theo đó, cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định được tiến hành tại 6 huyện, trong đó có 28 xã thu thập thông tin Phiếu xã; 94 địa bàn mẫu lập danh sách, với tổng số là 8.939 hộ, chọn mẫu điều tra thu thập thông tin Phiếu hộ là 2.970.

Việc kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo thu thập cácdữ liệu điều tra đúng quy trình, phương án và đảm bảo chất lượng thông tin thu thập
Việc kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo thu thập các dữ liệu điều tra đúng quy trình, phương án và đảm bảo chất lượng thông tin thu thập trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội của 53 DTTS

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện bằng 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Giám sát viên cấp tỉnh, huyện đã trực tiếp đến địa bàn cùng với Điều tra viên ngay từ những ngày đầu điều tra, nhằm ngăn ngừa, phát hiện những sai phạm, những lỗi hệ thống và hỗ trợ kịp thời những vướng mắc trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn.

Theo ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Định, để cuộc điều tra 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đảm bảo chất lượng, Ban Dân tộc đã phối hợp với Cục Thống kê kiểm tra, giám sát việc tổ chức các lớp tập huấn, thu thập thông tin của đơn vị điều tra, số lượng và chất lượng thông tin được cung cấp, phối hợp với Chi cục Thống kê làm Giám sát viên cấp huyện, lập bảng kê hộ.

Tại buổi kiểm tra giám sát của Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Bình Định vào ngày 15/7, Thứ trưởng cũng đã đánh giá cao công tác phối hợp điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 của hai ngành công tác Dân tộc và Thống kê.

Thứ trưởng Y Thông nhấn mạnh, số liệu thống kê là chứng cứ tin cậy để giúp các cơ quan Trung ương; các địa phương vùng đồng bào DTTS có được những đánh giá chính xác về kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2025, đánh giá 5 năm triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030; kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719; cũng như kết quả thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn tiếp theo 2026 – 2030. 

Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sơn La là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của đồng bào La Ha, một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang tập trung thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, xung quanh nội dung này.
Đọc nhiều