Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hãy trả lại cho Đồng Văn những gì vốn có

Minh Thu - 17:29, 14/04/2021

Phố cổ Đồng Văn- cái tên đã đi vào tiềm thức của nhiều người, đã góp phần làm nên thương hiệu cho ngành du lịch Hà Giang. Thế nhưng Đồng Văn đang dần đánh mất mình bởi xu hướng hiện đại hóa phố cổ và sự lai tạp văn hóa.

Một góc phố cổ Đồng Văn
Một góc phố cổ Đồng Văn

Đâu rồi hồn phố cổ?

Sau khoảng 4 năm quay trở lại, chị Hoàng Thị Phương Lan, một du khách đến từ tỉnh Bắc Kạn, không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi đến chóng mặt của phố cổ Đồng Văn.

Tại trung tâm khu phố cổ Đồng Văn vẫn là một khuôn viên rộng thênh thang, phía trước có ghi dòng chữ “Phố cổ Đồng Văn” cách điệu, vẫn những mái ngói âm dương lô xô, trầm buồn. Nhưng hai bên phố cổ, bây giờ là những quán cà phê Wifi đông đúc với tiếng nhạc xập xình. Ô tô, xe máy xếp hàng dài bên ngoài những quán cà phê. Những thanh niên, thiếu niên tóc xanh, tóc đỏ ngồi trông quán hàng, tranh thủ lúc vắng khách lướt Web như ở phố thị.

Chị Phương Lan chia sẻ: Sau những ngày làm việc mệt nhọc, tôi tìm đến Hà Giang, với mục đích nghỉ dưỡng, tái tạo năng lượng và trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Nhưng thật bất ngờ, chỉ sau vài năm, phố cổ Đồng Văn đã thay đổi nhanh quá. Không còn khu chợ cũ với nhiều sản vật địa phương. Vắng bóng những người phụ nữ dân tộc Mông mặc trang phục truyền thống xuống chợ. Sản vật bày bán, cũng chỉ là những bộ quần áo thổ cẩm, nhưng chủ yếu là hàng Trung Quốc... 

Còn anh Nguyễn Văn Long, hướng dẫn viên Công ty Du lịch DaNang Tourist cho biết:  Công ty thường tư vấn, hướng khách du lịch đến Đồng Văn để tìm sự trải nghiệm độc đáo từ khu chợ cổ, phố cổ Đồng Văn. Nhưng thời gian gần đây, khu phố cổ này đang  dần mất đi bản sắc văn hóa, khu chợ cổ thì được chuyển đến một địa điểm khác. 

“Sự xô bồ, ồn ã mang dáng dấp phố thị đang bắt đầu hiện hữu ở đây, làm mất đi nét chân chất, sự hồn hậu của đất và người phố cổ Đồng Văn, đây là điều khách du lịch không muốn thấy”, anh Long bày tỏ.

Những khu chợ như thế này không làm lên bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây
Những khu chợ như thế này không làm lên bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây

Hãy trả lại cho Đồng Văn những gì vốn có

Ngày 3/10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Do đặc điểm của vị trí địa lý và địa hình, cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang ít chịu sự tác động của các hoạt động của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đó là sự kỳ vọng của chính quyền tỉnh Hà Giang và huyện Đồng Văn, về một cao nguyên đá nguyên sơ, phục vụ tốt cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, gắn với phát triển du lịch bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS nơi đây.

Sau hơn 10 năm, dù hiện tại Cao nguyên đá Hà Giang vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, với trên 1,5 triệu lượt người thăm quan/năm. Nhưng theo như anh Long, hướng dẫn viên du lịch, trong hành trình Tour, chúng tôi vẫn đưa du khách đến phố cổ Đồng Văn, nhưng đây cũng chỉ là điểm dừng tạm thời. 

"Để du khách ở lại trải nghiệm nơi đây, các nhà quản lý văn hóa, Ban Quản lý phố cổ, cần tham mưu cho chính quyền địa phương khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống của khu phố cổ. Ví dụ, khôi phục lại khu chợ truyền thống, với những cột nhà bằng đá ám khói. Duy trì chợ phiên cuối tuần, nhưng phải bảo đảm không phá vỡ cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến môi trường".

Nhiều quán cà phê wifi, quán ăn mọc lên trên kín khu phố
Nhiều quán cà phê Wifi, quán ăn mọc lên kín cả khu phố

Theo ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Trưởng Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, để khôi phục và giữ “hồn” cho khu phố cổ Đồng Văn, cần khôi phục những gian hàng truyền thống, bán đồ lưu niệm do chính đồng bào DTTS làm ra, chứ không phải đồ ngoại nhập; duy trì việc tổ chức chợ phiên hằng tuần, với các cuộc thi ném chim, trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống, bán các sản vật địa phương...

Trước thực trạng bản sắc vùng Cao nguyên đá đang đứng trước nguy cơ phai nhạt, mong rằng, chính quyền huyện Đồng Văn và các nhà quản lý văn hóa quan tâm, sớm có giải pháp quyết liệt, hiệu quả để ngăn chặn xu hướng lai tạp văn hóa và hiện đại hóa phố cổ. Trả lại cho Đồng Văn những gì vốn có, những gì đã làm nên một " thương hiệu Phố cổ Đồng Văn".

Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).