Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Hệ lụy từ “cơn sốt” đất làm vườn ở Khánh Sơn

Thành Nhân - 09:42, 14/08/2020

Khi các loại cây ăn quả như sầu riêng, bưởi da xanh… khẳng định được giá trị tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), thì những người từ các địa phương khác tìm đến mua đất lập vườn ngày càng nhiều. Cứ qua mỗi mùa thu hoạch trái cây bạc tỷ, ở đây lại nóng lên “cơn sốt” đất. Điều này đang để lại nhiều nỗi lo khi người dân, nhất là đồng bào DTTS không còn đất, quay lại phá rừng lấy đất sản xuất.

Những vườn ươm giống cây ăn quả ở Khánh Sơn cũng có dịp ăn theo “cơn sốt” đất làm vườn
Những vườn ươm giống cây ăn quả ở Khánh Sơn cũng có dịp ăn theo “cơn sốt” đất làm vườn

Đất làm vườn lên “cơn sốt”

Những ngày đầu tháng 8, trong vai những người tìm mua đất, chúng tôi về xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn) để tìm hiểu sự việc. Hiện, trên địa bàn xã Ba Cụm Bắc có nhiều trường hợp rao bán đất rẫy, vườn sầu riêng, trong đó chủ yếu là đất rẫy của các hộ đồng bào DTTS.

Theo ông Đỗ Huy Hiệp, Chủ tịch UBND xã Ba Cụm Bắc, 3 năm trở lại đây, người dân trên địa bàn xã đã đầu tư mạnh vào các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, từ đó, giá trị đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trên địa bàn cũng tăng cao. Cách đây khoảng 5 năm, những diện tích đất đồi, không thuận lợi về giao thông có giá chưa đến 100 triệu đồng/ha, hiện nay đã lên đến 300 - 400 triệu đồng/ha. 

Rời xã Ba Cụm Bắc, đến xã Sơn Bình, chúng tôi được một “cò đất” giới thiệu đến xem khu rẫy đang trồng sầu riêng của một hộ dân. Theo lời “cò đất”, khu rẫy này mỗi năm cho thu hơn 1 tỷ đồng, do chủ chuyển đi nơi khác nên quyết định bán với giá 1,7 tỷ đồng/ha. 

Theo thống kê của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Khánh Sơn, 6 tháng đầu năm 2020, văn phòng tiếp nhận và giải quyết hơn 870 hồ sơ thủ tục hành chính; trong số này có đến hơn 400 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Lãnh đạo nhiều địa phương trong huyện cho biết, tình trạng “sốt đất” trồng cây ăn quả trên địa bàn đã diễn ra mấy năm nay, giá đất đã tăng gấp đôi, gấp 3 lần so với trước. 

Và những hệ lụy

Đằng sau chuyện mua bán đất ở huyện miền núi Khánh Sơn đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Các hộ đồng bào DTTS sau khi bán hết đất, rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất, họ lại phá rừng để lấy đất làm rẫy. Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Khánh Sơn đang lo lắng trước tình trạng lấn chiếm đất rừng do đơn vị quản lý. Mới đây nhất, là vụ 1 hộ DTTS phá hơn 3.000m2 rừng tự nhiên để lấy đất sản xuất ở Ba Cụm Bắc.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc BQLRPH Khánh Sơn cho biết: “Những năm qua, chúng tôi đã rất vất vả trong việc đòi lại đất người dân lấn chiếm, sang nhượng trái phép để trồng cây ăn quả. Chỉ tính riêng tại khu vực xã Sơn Hiệp, Sơn Bình, Sơn Lâm, đã có hàng trăm ha đất rừng bị lấn chiếm, trong đó khoảng 30% diện tích người dân tiến hành trồng cây ăn quả, cây công nghiệp”.

Việc phát triển cây ăn quả trên đồi cao, xa nguồn nước cũng gây khó khăn cho ngành Nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, việc chống hạn cho cây ăn quả trồng trên đất lâm nghiệp, xa nguồn nước là hết sức khó khăn. 

“Chủ trương của huyện là những diện tích đất trên đồi, dốc cao trên 25 độ chỉ phát triển cây lâm nghiệp chứ không phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, bởi không chủ động được nước tưới, trong khi Nhà nước không thể đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nằm ngoài quy hoạch”, ông Hiếu cho hay.

Huyện nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức mua đất của các hộ đồng bào DTTS. Đối với đất bóc tách, giao cho hộ đồng bào DTTS nghèo, thiếu đất sản xuất thì nghiêm cấm việc chuyển nhượng”.

Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn.

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.