Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hiệu quả từ việc nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở ở Lào Cai

Mạnh Cường - 07:41, 10/12/2020

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn vốn của Chương trình 135, đã có trên 17 ngàn lượt người trên địa bàn tỉnh được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ cơ sở ở Lào Cai đã và đang phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS vươn lên, vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo.

Cán bộ xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên hướng dẫn đồng bào DTTS chăm sóc cây ổi.
Cán bộ xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên hướng dẫn đồng bào DTTS chăm sóc cây ổi.

Đến xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, không khó để nhận thấy những con đường liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Ô tô, xe máy giờ đây chạy bon bon từ trung tâm xã ra đến thị trấn Phố Ràng - trung tâm huyện lỵ Bảo Yên. 

Anh Lý Thái Dũng, người dân xã Xuân Thượng phấn khởi: “Từ khi có đường, việc đi lại, chở hàng hóa hay ra thị trấn vui chơi thuận tiện hơn trước rất nhiều. Không còn cảnh nắng thì bụi, mưa thì lầy lội như trước nữa”.

Tiếp chúng tôi bên trụ sở xã, anh Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Xuân Thượng phấn khởi cho biết: Từ cuối năm 2018, Xuân Thượng đã xóa được tiếng là “ốc đảo” do bị nhiều con suối chia cắt. Có đường mới, việc đi lại, giao lưu, chuyên chở hàng hóa của đồng bào các DTTS trong xã thuận lợi hơn. 

"Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đặc biệt Chương trình 135, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng có bước phát triển”, anh Dũng nói.

Anh Dũng nhớ lại: Khi được luân chuyển công tác về làm Chủ tịch UBND xã Xuân Thượng (năm 2016), anh đã khảo sát thực tế địa phương và nhận thấy, việc cần triển khai ngay là làm đường giao thông, tạo động lực để phát triển kinh tế ở các thôn, bản còn khó khăn. Vì thế, xã vận động bà con các xóm tận dụng vật liệu cũ nhưng còn tốt để làm cầu qua suối; vận động người dân các thôn đóng góp công sức, khai thác cát sỏi tại chỗ để làm 11 cây cầu kiên cố, nối liền trung tâm xã với các thôn, bản. Nhờ vậy, người dân đi lại thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa ở địa phương.

Tương tự, ở xã vùng cao Nấm Lư, huyện Mường Khương, nữ Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Thị Huấn cũng được đánh giá là cán bộ năng động, nhiệt huyết, có trách nhiệm. Từ tháng 11/2011, tham gia Dự án trí thức trẻ theo Đề án 600 của Bộ Nội vụ, chị Huấn được phân công công tác tại Nấm Lư, với chức danh Phó Chủ tịch.

Gần 10 năm công tác, với kiến thức cơ bản, với nhiệt huyết và sức trẻ, được đào tạo bài bản, chị Huấn có nhiều đóng góp về phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Cùng tập thể UBND xã, chị Huấn đã góp phần đưa tổng sản lượng lượng thực toàn xã đạt gần 2.700 tấn (tăng 700 tấn so năm 2015), lương thực bình quân đầu người đạt 807kg/người/năm. Trên địa bàn xã hiện có 100% số thôn có đường được cứng hóa; trên 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn gần 30%.

 Người có uy tín cùng với bà con dân bản chung tay làm đường giao thông, xây dựng Nông thôn mới ở vùng cao Lào Cai
Người có uy tín cùng với bà con dân bản chung tay làm đường giao thông, xây dựng Nông thôn mới ở vùng cao Lào Cai

Anh Nguyễn Văn Dũng, chị Bùi Thị Huấn là hai trong số hàng ngàn cán bộ trẻ được đào tạo bài bản; được chọn cử đi tập huấn tại các lớp nâng cao năng lực theo Chương trình 135 đã và đang phát huy tốt vai trò ở cơ sở trong thời gian qua. Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn vốn của Chương trình 135, đã có trên 17 ngàn lượt người được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực (trong đó, cán bộ cấp xã là 5.751 lượt người, cộng đồng, người dân, Người có uy tín là 11.702 lượt người).

Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai chia sẻ: Qua đào tạo, cán bộ xã, thôn, bản, Người có uy tín được nâng cao năng lực quản lý cộng đồng. Kết thúc tập huấn, họ đã tuyên truyền vận động đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách dân tộc nói riêng. Theo đó, đến hết năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 8,46% (giảm gần 26% so năm 2016); trong đó, tỉ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm còn 23,8% (giảm bình quân 4-5%/năm).

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.