Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

H’Mong Village tổ chức lễ hội Gầu Tào

Cát Tường (t/h) - 14:40, 07/02/2022

Ngày 6/2, Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village, xã Đông Hà (huyện Quản Bạ, Hà Giang) tổ chức lễ hội Gầu Tào, với mong muốn phát huy, giữ gìn bản sắc, giá trị văn hóa độc đáo của người Mông tại Hà Giang.


Các nghi lễ của người Mông tại lễ hội
Các nghi lễ của người Mông tại lễ hội

Gầu Tào là lễ hội đặc sắc của người Mông, với mục đích tạ ơn trời đất, thần linh phù hộ sức khỏe, thịnh vượng, phúc, lộc cho người dân trong thôn, bản một năm mới được mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Lễ hội diễn ra từ ngày 6 - 8/2 tại Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village.

"Gầu Tào" là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Lễ hội Gầu Tào cũng là dịp để mỗi người con dân tộc Mông trong bản đi làm ăn, đi công tác xa có dịp về hội tụ với gia đình, bản làng để tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, vào một mùa vụ canh tác, sản xuất chăn nuôi mới.

Ở phần lễ, trước đó gia chủ trồng một cây nêu (cây trúc hoặc cây mai), trên thân cây có dán giấy đỏ hoặc vàng; cắt hình nhân treo lên ngọn cây nêu. Vào lễ, gia chủ chuẩn bị một mâm cúng gồm 1 chiếc đầu lợn, 1 đôi gà trống mái tất cả đều được luộc chín; cùng với một bát cơm, quả trứng, đĩa xôi, một bó lúa, một bó bắp ngô và chút hương, giấy bản... để tạ ơn trời đất, thần linh đã cho gia đình, làng bản mạnh khỏe, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Sau khi gia chủ hoặc thầy mo, trưởng bản làm những thủ tục lễ bái, tất cả bà con trong bản đều đến tập trung đông đủ. Sau khi làm lễ tạ ơn trời đất, thần linh xong, đồng bào Mông mới tổ chức ăn uống chúc tụng nhau.

Sau khi gia chủ làm xong các thủ tục quan trọng thì mới chuyển sang phần hội. Trong hội Gầu Tào thì phần hội là vui nhất với rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn của dân tộc Mông, tiêu biểu như: Đánh yến, đánh sảng, đánh cù, đấu võ, đua ngựa, bắn nỏ, múa khèn, thổi sáo, chọi chim, chọi gà, thi hát đối giao duyên.... Hội thi hấp dẫn nhất và cũng là nơi để các chàng trai Mông trổ tài múa khèn.

Nam giới người Mông trổ tài múa khèn tại lễ hội Gầu Tào
Nam giới người Mông trổ tài múa khèn tại lễ hội Gầu Tào

Trong lễ hội đã diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi gắn liền với đời sống của người Mông như: Đánh cù, đánh yến, nhảy khèn, đẩy gậy, kéo co…đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến trải nghiệm bản sắc, văn hóa độc đáo của người Mông tại Hà Giang.

Tại H’Mong Village, với không gian rộng lớn, du khách có thể tản bộ quanh khu nghỉ dưỡng, được ngắm nhìn màu hồng rực rỡ của hoa Đào; màu trắng tinh khôi của hoa Mận, hoa Lê đang thi nhau khoe sắc thắm; được thư giãn tắm lá thuốc thảo mộc của dân tộc Mông giúp xua tan mệt mỏi. Đồng thời được tận hưởng những món ăn dân dã mang đậm hương sắc của vùng Cao nguyên đá.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.