Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hòa Bình: Triển khai kiểm kê di sản mo Mường

Nguyệt Anh (T/h) - 11:09, 15/03/2022

Tỉnh Hòa Bình đang triển khai kiểm kê di sản mo Mường và thu thập bản cam kết cộng đồng nắm giữ di sản nhằm đánh giá thực trạng, từ đó đề ra phương hướng bảo vệ và phát huy di sản một cách hiệu quả, phù hợp.

Thầy mo Bùi Văn Hải giới thiệu các nghi thức của mo Mường (Ảnh minh họa)
Thầy mo Bùi Văn Hải giới thiệu các nghi thức của mo Mường (Ảnh minh họa)

Chương trình kiểm kê di sản mo Mường có ý nghĩa quan trọng, nhằm xúc tiến xây dựng bộ hồ sơ khoa học cấp Nhà nước về di sản văn hoá mo Mường, đệ trình UNESCO ghi danh mo Mường trong danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại năm 2025. Nâng cao nhận thức của cộng đồng người Mường và Nhân dân cả nước về giá trị của di sản văn hoá mo Mường.

 Trước đó, thực hiện Kế hoạch số 220/KH-UBND, ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh, tỉnh Hòa Bình đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lập hồ sơ; tổ chức điền dã, khảo sát và tọa đàm về mo Mường trên địa bàn tỉnh; họp triển khai kế hoạch và phương án tổ chức xây dựng bộ hồ sơ quốc gia về di sản văn hoá mo Mường; tổ chức điền dã, khảo sát về mo Mường trên địa bàn một số tỉnh: Sơn La, Thanh Hoá, Phú Thọ, Đắk Lắk và TP Hà Nội.

Việc kiểm kê được hoàn thành trong tháng 3 để chuyển sang các nhiệm vụ tiếp theo. Nội dung kiểm kê bao gồm tất cả những yếu tố liên quan đến di sản, từ con người, hiện vật đến các tư liệu hiện có.

Mo Mường chứa đựng giá trị các loại hình văn hóa dân gian (văn học, diễn xướng, âm nhạc, múa và sân khấu, tín ngưỡng, tri thức dân gian). Đó là những áng mo kể chuyện (mo sử thi), mo nghi lễ (gắn với các nghi lễ tín ngưỡng), mo nhòm (mo tả cảnh).

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.