Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

"Học má làm việc nghĩa!"

Trần Mạnh Tuấn - 18:03, 06/08/2021

Cả năm dành dụm được 20 triệu đồng cho hai con gái đi du lịch, nhưng trước khó khăn của đại dịch Covid-19, chị bàn với hai con làm việc nghĩa - tặng cho các cụ già neo đơn và các chú bộ đội đang trực chốt ở các điểm tâm dịch. Chị bảo: “Không cần cảm ơn chị đâu. Cũng không cần gọi điện cho chị. Các chú bộ đội nhận là vui rồi. Chị học má chị”.

Chị Bùi Thị Xuân Hạnh và Giấy biên nhận của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận được tiền 4 triệu đồng của chị Hạnh hỗ trợ
Chị Bùi Thị Xuân Hạnh và Giấy biên nhận của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận được tiền 4 triệu đồng của chị Hạnh hỗ trợ

Người phụ nữ tự nguyện ủng hộ 20 triệu đồng tiền mặt giúp các Trung tâm chăm sóc người già neo đơn và các chiến sĩ bộ đội Lữ đoàn 171 Vùng 2 Quân chủng Hải quân đang chốt trực ở các tâm dịch phường 1, TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) là chị Bùi Thị Xuân Hạnh ở số nhà 17, đường Lê Tự Tài, phường 4, quận Phú Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Chị Hạnh cho biết, nơi ở của gia đình chị cũng bị phong tỏa. TP. Hồ Chí Minh đang là "tâm dịch" lớn nhất của cả nước. Mặc dù nhiều nơi khó khăn; song, số lượng hàng hóa của Nhân dân cả nước chia sẻ với người dân Thành phố khá dồi dào. Trong khi đó, ở những nơi như Trung tâm chăm sóc người già neo đơn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, cần sự giúp đỡ. Mặt khác, qua truyền hình, chị xúc động khi thấy cán bộ, chiến sĩ Hải quân Lữ đoàn 171 bất chấp “nắng ngày, mưa đêm” âm thầm chốt trực ở các “tâm dịch” trong TP. Vũng Tàu. “Đó là lý do tôi quyết định ủng hộ 20 triệu đồng, nhờ gửi đến các Trung tâm và mua quà tặng cho các chiến sĩ”, chị Hạnh chia sẻ.

Ông Trương Thế Hải, Phó Chủ tịch UBND phường 11, TP. Vũng Tàu (bên phải), trao quà của chị Hạnh cho chốt trực “tâm dịch Covid” số 1007 Phường 11
Ông Trương Thế Hải, Phó Chủ tịch UBND phường 11, TP. Vũng Tàu (bên phải), trao quà của chị Hạnh cho chốt trực “tâm dịch Covid” số 1007 Phường 11

Vốn chỗ thân tình, tôi được chị Hạnh tin tưởng chuyển khoản 20 triệu đồng và nhờ chuyển đến 3 Trung tâm (Trung tâm chăm sóc người già neo đơn xã An Ngãi, huyện Long Điền; Trung tâm chăm sóc người già neo đơn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Trung tâm chăm sóc người mù TP. Vũng Tàu) mỗi Trung tâm 4 triệu đồng. Số tiền còn lại chị nhờ mua quà gửi tặng cán bộ chiến sĩ đang chốt trực chống Covid-19 ở các điểm trực 1007 Đường 30/4 và các chiến sĩ Trung đội Vệ binh (Lữ đoàn 171). Khi tôi bảo: “Các Trung tâm xin địa chỉ, tên tuổi để gửi thư cảm ơn”, chị Hạnh gạt đi: “Thôi em. Các chú bộ đội nhận là vui rồi. Chị làm việc nghĩa này cũng là học từ má chị”.

Được biết, má chị là Cụ bà Lê Thị Tâm (thường gọi là Mười Đào, hoặc Dì Mười). Bà Tâm nguyên là cựu tù chính trị Côn Đảo. Bà Tâm từng được biết đến là người “nuôi heo đất” gửi tặng thân nhân 64 gia đình liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988 và nhiều lần tặng quà cho thân nhân 11 gia đình liệt sĩ DK1, các em học sinh dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng.

Bà Lê Thị Tâm (má ruột chị Hạnh, người đeo kính) trao quà cho Mẹ liệt sĩ DK1 và các quân nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại nhà riêng của bà
Bà Lê Thị Tâm (má ruột chị Hạnh, người đeo kính) trao quà cho Mẹ liệt sĩ DK1 và các quân nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại nhà riêng của bà

Gần 40 năm qua, bà Mười âm thầm làm việc nghĩa, việc thiện như một nét đẹp đời thường bình dị. Bà cũng là cũng là “nhân vật đặc biệt” với câu nói nổi tiếng “Tôi không làm từ thiện, mà làm với trách nhiệm và nghĩa vụ của lớp người đi trước” trong buổi Tổng kết và trao giải cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý” và giao lưu nghệ thuật “Ngời sáng những người con trung hiếu” năm 2017 tại Hà Nội.

Chị Hạnh chia sẻ thêm, sở dĩ chị gửi tiền tặng các Trung tâm chăm sóc người già neo đơn là vì họ cũng trạc tuổi má chị bây giờ. Chị hiểu người già neo đơn thường tủi thân. “Phần quà nhỏ bé, sẽ giúp các cụ ấm lòng, các chiến sĩ Hải quân vững tâm vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ”, chị Hạnh, nói.

Tuy số tiền và những món quà của chị Hạnh không lớn, nhưng trong lúc khó khăn này thì những gói cà phê, mỳ tôm, xúc xích...cũng đã giúp các chiến sĩ ấm lòng, vững tâm và quyết tâm cùng Nhân dân địa phương chống dịch.

Trong niềm xúc động, những chiến sĩ Lữ đoàn 171 Hải quân không quên nói lời cảm ơn đến chị Hạnh - người phụ nữ có “gen” nhân ái như người má ruột của chị.

Tin cùng chuyên mục
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.