Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Thái Sơn Ngọc - 10:30, 04/10/2024

Tối 3/10, tại thị trấn Phước Dân, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Ninh Phước tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm. Tham gia Hội thi có trên 100 diễn viên, nhạc công đến từ các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu, Phước Thuận và thị trấn Phước Dân. Hội thi thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện đến xem cổ vũ phong trào văn nghệ dân gian gắn với Lễ hội Katê 2024.

Diễn viên Văn Vậy- Ngọc Hân trình bày ca khúc “Tình làng gốm”.
Diễn viên Văn Vậy- Ngọc Hân trình bày ca khúc “Tình làng gốm”

Các đơn vị tham gia trình diễn 15 tiết mục gồm đơn ca, song ca, múa… có nội dung ngợi ca Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ngợi ca cuộc sống lao động các làng nghề truyền thống, mừng Lễ hội Katê, tình yêu lứa đôi. 

Diễn viên xã Phước Hữu biểu diễn múa “Đêm trăng tháp cổ”
Diễn viên xã Phước Hữu biểu diễn múa “Đêm trăng tháp cổ”

Mỗi đơn vị có 2 thí sinh thi trang phục lễ cưới và 2 thí sinh thi trang phục lễ hội dân tộc Chăm. Trang phục cưới của nữ là áo dài truyền thống; tóc búi cao và cài trâm; hoa tai có tua đỏ. Trang phục cưới của nam là áo màu sáng, váy trắng, choàng khăn thổ cẩm Chăm. 

Diễn viên Hán Ngọc Hào - Quảng Đàng Nữ Thùy Miên trong trang phục cưới.
Diễn viên Hán Ngọc Hào - Quảng Đàng Nữ Thùy Miên trong trang phục cưới
Trình diễn trang phục cưới của người Chăm
Trình diễn trang phục cưới của người Chăm
Diễn viên Hán Hữu Mai Nguyên- Hán Thị Mai Linh trong trang phục lễ hội.
Diễn viên Hán Hữu Mai Nguyên- Hán Thị Mai Linh trong trang phục lễ hội

Trang phục lễ hội của nữ với áo dài truyền thống nhiều màu sắc, váy trắng, hoa tai đính tua đỏ, choàng dây dệt thổ cẩm, tạo nên vẻ duyên dáng và kín đáo áo dài Chăm. Trang phục lễ hội của nam có nhiều màu sắc, áo ngắn hơn đầu gối, thân sau áo có hai mảnh vải may ghép chạy dài theo sống lưng; váy trắng có thắt lưng thổ cẩm, tạo nên nét đẹp trong ngày lễ hội…

Diễn viên Bá Kiệt trình bày ca khúc “Làng Chăm ơn Bác”.
Diễn viên Bá Kiệt trình bày ca khúc “Làng Chăm ơn Bác”

Chung kết Hội thi, Ban Tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các tiết mục tham gia. Giải Nhất đơn ca thuộc về diễn viên Bá Kiệt (xã Phước Hữu) với ca khúc “Làng Chăm ơn Bác”, sáng tác Amư Nhân. Giải Nhất song ca- tam ca thuộc về diễn viên Văn Vậy- Ngọc Hân (xã Phước Dân) với ca khúc “Tình làng gốm”, sáng tác Amư Nhân. Giải Nhất múa trao cho đơn vị xã Phước Hữu với tác phẩm “Đêm trăng tháp cổ”. Giải Nhất trang phục cưới trao cho diễn viên Hán Ngọc Hào - Quảng Đàng Nữ Thùy Miên (xã Phước Hữu). Giải Nhất trang phục lễ hội trao cho diễn viên Hán Hữu Mai Nguyên - Hán Thị Mai Linh (xã Phước Thái).

Ban Tổ chức Hội thi trao giải Nhất toàn đoàn cho đơn vị xã Phước Hữu, giải Nhì cho thị trấn Phước Dân, giải Ba cho xã Phước Thuận, giải Khuyến khích cho xã Phước Hậu và xã Phước Thái. 

Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm là một trong những hoạt động văn hóa hưởng ứng tinh thần của Dự án 6 về Bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ông Võ Đức Khang, Trưởng Ban tổ chức Hội thi trao giải đơn ca và song ca cho các đơn vị.
Ông Võ Đức Khang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao giải đơn ca và song ca cho các đơn vị
Bà Đàng Sinh Ái Chi, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân trao giải trang phục Chăm cho các đơn vị.
Bà Đàng Sinh Ái Chi, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân trao giải trang phục Chăm cho các đơn vị
Ông Nguyễn Đúc Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước trao giải toàn đoàn cho các đơn vi tham gia Hội thi.
Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước trao giải toàn đoàn cho các đơn vi tham gia Hội thi
Tin cùng chuyên mục
Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Sau nhiều năm diễn ra tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 sẽ được tổ chức tại "mái nhà chung" của 54 dân tộc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, cũng là dịp để người dân Thủ đô và du khách quốc tế có cơ hội tìm hiểu về thực hành then đã được UNESCO ghi danh. Liên hoan nằm trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.