Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Hướng dẫn cách trồng cây thiền trúc

Như Ý - 16:35, 26/08/2024

Cây thiền trúc còn có tên gọi khác là cây trúc không lá, cây cỏ tháp bút, cây mộc tặc thảo… Loại cây này thích hợp với nhiều môi trường sống khác nhau, từ môi trường khô hạn đến môi trường ngập úng như hồ nước hay bể cá… Ngoài công dụng làm cảnh, cây thiền trúc còn có khả năng chữa một số bệnh giải cơ, trừ sạch màng mắt, chữa chứng chảy máu đường ruột, sa trực tràng, mộng thịt ở mắt. Để trồng cây thiền trúc phát triển nhanh mời bà con tham khảo cách trồng cây thiền trúc sau đây nhé.

Cây thiền trúc được biết đến có xuất xứ từ các nước ôn đới, Bắc Âu và mới du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian vài năm đổ lại đây.
Cây thiền trúc được biết đến có xuất xứ từ các nước ôn đới, Bắc Âu và mới du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian vài năm đổ lại đây

Đặc điểm cây thiền trúc

Cây thiền trúc được biết đến có xuất xứ từ các nước ôn đới, Bắc Âu và mới du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian vài năm đổ lại đây. Cây có hình dáng khá đặc biệt: thân mềm và không có lá. Cây có thể trồng trên đất, cũng có thể trồng thủy sinh rất linh động. Cây dùng trang trí rất bắt mắt và có nhiều công dụng.

Cây thiền trúc là loài cây khá cao khoảng 1-3m, thân mọc thẳng, mảnh mai. Những đốt thân cây ngắn với các mụn nhô ra 2 bên khiến cây có dáng vẻ uyển chuyển, thanh thoát.

Nhờ vào bộ rễ dài, mọc ngầm ngay phía dưới mặt đất, những cây thiền trúc kết hợp với nhau và phát triển thành các bụi lớn. Thân chính của cây có hình dáng thẳng đứng, cấu trúc khá giống với cây trúc quân tử nhưng lại mang nhiều đặc điểm của cây thuỷ trúc.

Thân cây dạng hình ống rộng mềm, vuốt nhỏ dần về phía đỉnh, thường thấy thân có màu xanh hoặc màu vàng nhạt. Thân cây thiền trúc chia thành nhiều đốt nhỏ khác nhau, đường kính của một thân cây mọc lẻ từ 0,3cm đến 1,5cm. Thân có chiều cao trung bình khoảng từ 1m đến 2m tùy thuộc vào đất trồng và cách chăm sóc. Với sức sống mạnh mẽ, chúng có thể sống được ở những nơi bùn nước hoặc trên đất khô cạn.

(Tổng hợp) Hướng dẫn cách trồng cây thiền trúc 1

Chuẩn bị giống

Cây thiền trúc có khả năng nhân giống khá dễ dàng. Mọi người có thể trực tiếp nhân giống bằng cách:

Chiết cành: Lấy cành non một đoạn khoảng 20-30cm, đã có ít nhất 2 mắt, chiết vào hộp nhân giống. Đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ tối đa cho cây. Từ lúc bắt đầu cho đến 1-2 tháng sau, cây sẽ ra rễ.

Giâm cành: Cắt một cành dài từ khoảng 15-20cm, có 2-3 mắt, bọc phần gốc bằng sphagnum sau đó giâm xuống đất ẩm. Sau khoảng 1 tháng sẽ thấy rễ phát triển nhanh chóng.

Gieo hạt: Dùng hạt chín đã thu hoạch từ quả của cây, sau đó gieo trực tiếp xuống đất. Đảm bảo giữ ổn định về độ ẩm và thoáng khí cho cây.

Chuẩn bị đất trồng

Thiền trúc là loại cây dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như đất bùn, đất phù sa màu mỡ. Nếu không có các loại đất trên mà vẫn đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ, có thể chọn đất sét pha cát với khả năng thoát nước tốt.

Cách trồng cây thiền trúc

Thiền trúc là loài cây ưa sáng, vì vậy, bà con nên đặt chúng ở những vị trí thoáng mát, có ánh nắng vừa phải. Tránh đặt cây ở những nơi quá nắng chói hoặc quá tối tăm. Cây sẽ phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ từ 16-26 độ C.

(Tổng hợp) Hướng dẫn cách trồng cây thiền trúc 2

Cây thiền trúc có khả năng chịu ngập nước nhưng không chịu được hạn. Tưới nước thường xuyên để giữ đất ẩm, nhưng tránh làm cho đất bị ngập lụt. Mỗi tuần, nên tưới 2-3 lần tùy theo độ ẩm của đất. Vào mùa hè nắng nóng, bà con cần tăng số lần tưới nước.

Mặc dù không cần bón phân thường xuyên nhưng có thể bổ sung thêm đất giàu dinh dưỡng, phân bón hữu cơ để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây. Để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây bà con có thể bón thêm phân NPK với tỷ lệ 15-15-15, khoảng 3 tháng/lần. Đồng thời tỉa bớt cành khô và cành mọc không đúng hướng để đảm bảo cây phát triển cân đối và hấp dẫn hơn. Thực hiện công việc tỉa cành vào mùa Xuân.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây thiền trúc thường ít bị sâu bệnh nếu được chăm sóc đúng cách. Nếu bà con thấy lá cây bị vàng hoặc úa, có thể đó là dấu hiệu của thối rễ hoặc tưới nước quá nhiều, hãy tiến hành kiểm tra ngay và điều chỉnh chế độ chăm sóc cho cây.

Lưu ý:

Khi trồng loại cây này trong nước bà con cần phải làm bồn, dùng đá giữ cố định bầu đất không bị nước làm hư tổn. Khi trồng cây trong nhà hoặc ngoài vườn sẽ mang vẻ đẹp sang trọng. Nên trồng theo hàng khoảng 3 bụi 1m dài hoặc trồng trong chậu có kích thước tương xứng với bầu cây.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.