Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới

Uyển Nhi - 19:15, 19/11/2023

Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Toàn huyện Kim Sơn có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Toàn huyện Kim Sơn có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Kim Sơn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều tiêu chí có xuất phát điểm thấp. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 11,1 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 16,46%; số tiêu chí nông thôn mới bình quân toàn huyện chỉ đạt 4 tiêu chí/xã.

Quyết tâm vượt khó, đến năm 2022, Kim Sơn đã hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ngày 18/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Kim Sơn là huyện duy nhất của Ninh Bình có biển, địa bàn rộng, dân số đông, sau hơn 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, các chính sách linh hoạt, phù hợp, cùng với sự tham gia chủ động, tích cực của người dân; Kim Sơn đã hoàn thành các điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. 

Đến nay, 23/23 xã của huyện Kim Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 33 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 2/2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Diện mạo nông thôn mới hôm nay.
Diện mạo nông thôn mới hôm nay.

Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 61 triệu đồng, gấp 5 lần so với năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo còn dưới 1,5%. Sản lượng lúa bình quân hàng năm đạt trên 100.000 tấn, sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản bình quân đạt trên 35.000 tấn/năm. Các mô hình liên kết, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp được hình thành phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người sản xuất.

100% các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT của huyện Kim Sơn luôn xếp ở thứ hạng cao trong tỉnh Ninh Bình.

Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện có cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong huyện và các huyện lân cận, với quy mô 200 giường bệnh. Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90%.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa được triển khai thực hiện tốt, huyện có 06 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 33 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, hát văn, ca trù, hát xẩm... được quan tâm phục hồi, phát triển.

Kim Sơn là đơn vị cấp huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nhưng là huyện đầu tiên thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2026. Tỉnh Ninh Bình đang tập trung hoàn thành tiêu chí nông thôn mới trong năm 2024.

Thời gian tới, tỉnh chỉ đạo huyện Kim Sơn tiếp tục bám sát các chủ trương, quan điểm, định hướng phát triển của đất nước và của tỉnh; xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, phù hợp và triển khai tổ chức thực hiện với tinh thần quyết tâm cao, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 50% số xã được công nhận xã nông thôn nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hướng tới các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.