Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín với cộng đồng

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Bích Phương - 09:40, 07/12/2023

Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...

Lãnh đạo huyện Kbang trao Giấy khen cho Người có uy tín tiêu biểu tại Hội nghị biểu dương mới đây.
Lãnh đạo huyện Kbang trao Giấy khen cho Người có uy tín tiêu biểu tại Hội nghị biểu dương mới đây.

Trong những năm qua, Người có uy tín đã phát huy vai trò to lớn của mình trong tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn đi đầu, dẫn dắt đồng bào DTTS ở khu dân cư tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai đã trở thành trung tâm đoàn kết, tích cực vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị…. Họ thực sự là những tấm gương để gia đình, cộng đồng noi theo; là “chỗ dựa” vững chắc, “cầu nối” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong huyện.

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện Kbang đã tổ chức 4 lớp tập huấn cho 50 lượt Người có uy tín. Tổ chức đưa 41 lượt Người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trong và ngoài tỉnh. Quan tâm, thăm hỏi, động viên Người có uy tín dịp lễ, Tết, khi ốm đau, hoạn nạn; giới thiệu, đề nghị các cấp biểu dương, khen thưởng những điển hình Người có uy tín trong đồng bào DTTS.


Tin cùng chuyên mục
Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi” ấy của ông Sùng Văn Sinh là kết quả của hành trình hơn 20 năm miệt mài thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế khác nhau, để tìm ra con đường thoát nghèo không chỉ cho gia đình, mà còn có nhiều hộ dân ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó...