Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Kết nối tiêu thụ cam vàng cho nông dân huyện Bắc Quang (Hà Giang)

T.KẾ - 18:15, 12/11/2021

Niên vụ năm 2021 – 2022, toàn tỉnh Hà Giang có hơn 2.000ha cam vàng, diện tích cho thu hoạch là 1.726,8ha, sản lượng ước đạt 19.280 tấn; riêng huyện Bắc Quang có diện tích cam vàng đang cho thu hoạch hơn 1.200 ha, sản lượng trên 14.000 tấn.

Hơn 10 tấn cam Vàng của Hợp tác xã Tuấn Thành, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) trước khi đem đi tiêu thụ tại tỉnh Lạng Sơn
Hơn 10 tấn cam Vàng của Hợp tác xã Tuấn Thành, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) trước khi đem đi tiêu thụ tại tỉnh Lạng Sơn

Hiện nay, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động đến hoạt động xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cam của nông dân huyện Bắc Quang. Trước thực tế trên, sáng 4/11, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã kết nối với Hội Nông dân và Công an tỉnh Lạng Sơn nhằm tiêu thụ cam vàng cho nông dân huyện Bắc Quang. Theo đó, Hội Nông dân và Công an tỉnh Lạng Sơn đã đồng ý tiêu thụ cho nông dân huyện Bắc Quang hơn 10 tấn cam vàng. Sản phẩm cam vàng do Hợp tác xã Cam hữu cơ Tuấn Thành, xã Vĩnh Hảo cung ứng, được dán tem truy xuất nguồn gốc; sản phẩm được sản xuất theo chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP và đã được công nhận là sản phẩm OCOP.

Trước đó, thông qua sự kết nối của Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, cũng đã tiêu thụ giúp người trồng cam huyện Bắc Quang hơn 8 tấn cam vàng. Được biết, chất lượng sản phẩm cam vàng Hà Giang được khách hàng tỉnh bạn tin tưởng, đánh giá cao.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục kết nối với Hội Nông dân các tỉnh bạn trong cả nước nhằm chung tay tiêu thụ cam cho nông dân huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.