Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khắc phục những bất cập trong dạy và học trực tuyến

Lê Vũ – Trần Linh - 17:46, 05/03/2021

Thời gian qua, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các bậc học trên địa bàn toàn quốc đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Tuy nhiên, việc dạy và học này còn tồn tại một số bất cập, cần điều chỉnh kịp thời, bởi chúng ta không nên xem nhẹ và cho rằng, dạy học online là một giải pháp tình thế, mà có thể là kênh dạy và học trong tương lai nếu dịch bệnh kéo dài, hay gặp lý do nào khác.

Học Online là một trong những giải pháp của ngành giáo dục trong thời gian qua trước tình hình dịch bệnh phức tạp. (Ảnh ST)
Học Online là một trong những giải pháp của ngành giáo dục trong thời gian qua trước tình hình dịch bệnh phức tạp. (Ảnh ST)

Chưa thực sự hiệu quả

Ngay từ khi có thông báo triển khai học trực tuyến, chị Nguyễn Thị Thu Trang (TP. Hải Phòng) đã chủ động tìm hiểu, làm quen với chương trình, cũng như cả phần mềm học (Office 365) để có thể hướng dẫn con gái đang học lớp 5 học tốt hơn. Tuy nhiên chị Trang phải thừa nhận là, phòng học rất mất trật tự và không hiệu quả: “Tiết học bắt đầu lúc 7h30 mà 15 phút sau mới kết nối vào được phòng học. Quá trình học gián đoạn thường xuyên khi người vào người ra liên tục do mất kết nối. Các bạn học sinh tắt camera, tắt micro làm việc riêng... Vậy nên, phần nhiều là cô giáo chỉ cho các em tập trung ôn bài, giao bài tập.”

Tương tự, anh Trần Khoa (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, trong thời gian học trực tuyến, thỉnh thoảng thấy con trai làm việc riêng, nhưng giáo viên không kiểm soát được. Bên cạnh đó, đường truyền Internet tín hiệu không được tốt, làm gián đoạn tiết học.

 “Tôi thấy khi học trực tuyến tại nhà chưa thực sự hiệu quả. Như con nhà tôi, lịch học bắt đầu từ 7h sáng tới 10h, nhiều lúc vào kiểm tra thì thấy laptop để trên bàn, còn con mình thì đang nằm trên giường ngủ”, anh Trần Khoa chia sẻ.

Đối với giáo viên, dạy trực tuyến như thế nào cho hiệu quả vẫn còn là một việc khó, nhất là làm sao để bảo đảm được yếu tố sư phạm trong giảng dạy. Cô Phạm Nữ Thủy Hằng, giáo viên dạy môn Ngữ Văn- Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Khi đứng trên bục giảng, mình có thần thái hơn, mình có thể chủ động quan sát ánh mắt của các em, nắm bắt tâm lý và giải đáp thắc mắc của các em ngay trên lớp học . Còn việc dạy Online khiến mình cảm thấy xa cách, mặc dù biết học trò của mình đang nghe mình nói và có thể tương tác với nhau qua những đoạn chat hoặc icon.”

Điều chỉnh thế nào?

Mặc dù tồn tại nhiều hạn chế, song việc tổ chức dạy học trực tuyến là điều cần thiết trong thời gian qua. Để khắc phục những vấn đề tồn tại, Bộ Giáo dục và đào tạo cần ban hành khung pháp lý rõ ràng, cụ thể  để hỗ trợ việc dạy học trực tuyến được thuận lợi. Ví dụ, có những quy định rõ ràng về số tiết dạy, thời gian dạy, cách đánh giá, sổ điểm như thế nào, thậm chí có những gợi ý về việc thu học phí (đối với những trường tư), để không có sự tranh cãi như trong thời gian vừa qua.

Sự đầu tư bài bản, đồng bộ về hệ thống, giáo trình, trang thiết bị công nghệ là rất quan trọng cho việc dạy trực tuyến đạt hiệu quả tốt nhất. (Ảnh ST)
Sự đầu tư bài bản, đồng bộ về hệ thống, giáo trình, trang thiết bị công nghệ là rất quan trọng cho việc dạy trực tuyến đạt hiệu quả tốt nhất. (Ảnh ST)

Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo, cần quan tâm cụ thể đến đặc thù tình hình kinh tế- xã hội của địa phương mình,  qua đó có các kế hoạch, chính sách phù hợp cho việc dạy học trực tuyến. Ví dụ, đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, khu vực nông thôn nghèo, điều kiện, trang thiết bị để phục vụ việc học trực tuyến là rất khó khăn, vì vậy cần có các giải pháp cụ thể cho từng khu vực. 

Bên cạnh đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần có các bước triển khai đồng bộ, nghiên cứu ban hành các thống nhất các tài liệu, giải pháp, phần mềm áp dụng trong giảng dạy… Đồng thời, cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao năng lực thực tiễn về công nghệ thông tin cho giảo viên, giảng viên.

Cùng với đó, đối với từng trường học, cơ sở giáo dục cần tăng cường cơ sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Nhà trường, các thầy cô giáo, cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ huynh khi các em học sinh học tập tại nhà. Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, các thầy cô giáo cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy Online cho phù hợp...

Cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên Trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Áp lực của giáo viên khi soạn bài giảng Online là rất lớn, mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu biết cách khai thác, thì nội dung bài học sẽ được thể hiện cụ thể, trực quan sinh động hơn như: Slide trình chiếu, Video hình ảnh ... mà đôi khi trên lớp học trực tiếp giáo viên không đủ điều kiện, phương tiện để thể hiện”

Và trên hết, giải pháp căn bản nhất, đó là chúng ta đừng xem nhẹ và cho rằng, dạy học Online là một giải pháp tình thế. Hãy xem đây là một giải pháp thực sự, một kênh dạy và học trong tương lai trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài hay chúng ta tiếp tục gặp phải lý do bất chắc nào khác. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.