Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khai giảng Lớp bồi dưỡng, truyền dạy sử dụng nhạc cụ Mã la

PV - 09:29, 20/07/2023

Ngày 19/7, UBND Tp. Cam Ranh (Khánh Hòa) đã tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, truyền dạy sử dụng nhạc cụ Mã la cho 30 học viên trên địa bàn xã Cam Phước Đông.

Nghệ nhân Mấu Quốc Tiến trình diễn đánh Mã la tại lễ khai giảng
Nghệ nhân Mấu Quốc Tiến trình diễn đánh Mã la tại lễ khai giảng

Các học viên tham gia lớp học là nghệ nhân, già làng, trưởng bản, Người có uy tín và đồng bào DTTS, cán bộ, công chức ngành Văn hóa - Thông tin, giáo viên các trường học. Ngoài ra, UBND Tp. Cam Ranh còn tuyển chọn các học sinh người dân tộc Raglay có năng khiếu về văn hóa, văn nghệ, thành viên đội văn nghệ của xã để bồi dưỡng, truyền dạy nhằm giữ gìn, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Raglay. Người truyền dạy nhạc cụ Mã la là nghệ nhân Mấu Quốc Tiến.

Lớp học sẽ diễn ra trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày 20/7 tại Trường THCS Nguyễn Du (xã Cam Phước Đông). Cuối khóa học, ban tổ chức sẽ tổ chức tổng kết và trình diễn nhạc cụ Mã la, tiến tới thành lập đội đánh Mã la ở xã Cam Phước Đông. Lớp học được tổ chức nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn Tp. Cam Ranh giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Hà Thế Ân - Phó Chủ tịch UBND Tp. Cam Ranh cho biết, người Raglay ở xã Cam Phước đông tập trung chủ yếu tại thôn Giải Phóng với 805 hộ, 3.482 khẩu, chiếm 21,63% dân số toàn xã. Với những giá trị văn hóa mang đặc trưng riêng, dân tộc Raglay ở Cam Ranh đã và đang góp phần làm đa dạng màu sắc bức tranh văn hóa các dân tộc, trong đó phải kể tới Mã la - một loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào Raglay. 

Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan, loại nhạc cụ này bị thất lạc, hao hụt, còn lại rất ít. Tiếng Mã la đang vắng dần trong đời sống văn hóa cộng đồng người Raglay, chỉ còn trong ký ức của người già và chỉ được biểu diễn tại một số lễ hội lớn. Vì vậy, lớp học có ý nghĩa đưa nhạc cụ Mã la phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào, đào tạo các nghệ nhân kế cận có trình độ và kỹ năng biểu diễn xuất sắc để vận dụng vào hoạt động văn nghệ cơ sở và truyền dạy cho các thế hệ sau.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.