Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khai mạc Festival "Về miền Quan họ 2023" tại Bắc Ninh

Xuân Hải - Vân Khánh - 09:00, 26/02/2023

Festival “Về miền Quan họ - 2023” với chủ đề “Miền di sản - Tinh hoa và bản sắc”, gồm 3 phần: Khai từ, nghi lễ và chương trình nghệ thuật. Trong khuôn khổ Festival cũng diễn ra gần 30 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao tại Tp. Bắc Ninh và các huyện, thành phố trong tỉnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 3 hiện vật của tỉnh Bắc Ninh vừa được công nhận đợt 11, năm 2022.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 3 hiện vật của tỉnh Bắc Ninh vừa được công nhận đợt 11, năm 2022

Tối 25/2, Festival “Về miền Quan họ - 2023” đã khai mạc tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tp. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh). Đây là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố trong nước và tôn vinh các di sản văn hóa, xúc tiến, quảng bá du lịch.

Tới dự chương trình có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Đào Hồng Lan… cùng nhiều Lãnh đạo các bộ, ngành và Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang khẳng định Bắc Ninh - Kinh Bắc là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, nơi phát tích của Vương triều Lý - triều đại khai mở nhà nước Đại Việt xưa. Mảnh đất này là tổ đình của Phật giáo, trung tâm Nho học đầu tiên của cả nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã hun đúc, kết tinh và hiện hữu trên vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc một hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú và đặc sắc.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh Festival “Về miền Quan họ - 2023” là ngày hội văn hóa lớn với 30 hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc diễn ra trên địa bàn tỉnh, nơi kết nối những tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho các vùng miền trên cả nước về hội tụ và tỏa sáng trên vùng đất Bắc Ninh ngàn năm văn hiến.

Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Festival "Về miền Quan họ-2023".
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Festival "Về miền Quan họ-2023".

“Thông qua Festival “Về miền Quan họ - 2023”, Bắc Ninh là sự kết nối các tỉnh, thành phố có di sản được quốc gia và quốc tế công nhận, từ sự kiện này trở thành hoạt động văn hóa, du lịch quy mô lớn, nhằm hướng tới xây dựng sản phẩm, văn hóa, du lịch mang thương hiệu Bắc Ninh; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tạo cơ hội để kết nối di sản văn hóa với các địa phương trong cả nước; và tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó và hợp tác phát triển”, bà Nguyễn Hương Giang nói.

Tham gia chương trình Festival lần này có sự tham gia của các địa phương trên mọi miền Tổ quốc có Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Qua đây, người dân và du khách sẽ có cơ hội tiếp cận nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của nhiều đoàn nghệ thuật trong nước mang dấu ấn của từng vùng miền.

Đặc biệt, trong Chương trình khai mạc Festival “Về miền Quan họ - 2023” lần này, Bắc Ninh vinh dự đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận thêm 3 hiện vật là bảo vật quốc gia, nâng tổng số hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia của tỉnh lên 17 hiện vật, nhóm hiện vật.

Chương trình nghệ thuật đặc sắc
Chương trình nghệ thuật đặc sắc

Trong khuôn khổ chương trình Festival, từ ngày 24 - 28/2 diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu: Thử trang phục Quan họ, têm trầu cánh phượng, nặn tò he, in tranh Đông Hồ, in tranh 12 con giáp, thưởng thức ẩm thực truyền thống bánh khúc làng Diềm, bánh tẻ làng Chờ và trò chơi dân gian như Đu cây, nhảy sạp, kéo co, bịt mắt đập niêu... Tại Khu Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ (huyện Thuận Thành) cũng được Ban Quản lý di tích tỉnh mở cửa đón khách tham quan và tổ chức phong phú hoạt động giới thiệu, trình diễn nghề làm tranh Đông Hồ.

Tái hiện chợ tranh truyền thống; trải nghiệm nặn phỗng đất; thưởng thức và mua sắm. Các đặc sản ẩm thực và làng nghề thủ công của Bắc Ninh như: Nem Bùi, tỏi An Thịnh, tương Đình Tổ, gốm Phù Lãng; xem biểu diễn múa rối nước Đồng Ngư; diễn xướng Dân ca Quan họ; trình diễn nghệ thuật hát Trống quân và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn khác.

Đây cũng là cơ hội để các nghệ nhân và cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể của các miền được UNESCO công nhận có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; tăng cường kết nối, lan tỏa tinh hoa các miền di sản văn hóa phi vật thể giữa nhân dân Bắc Ninh và cả nước.

Chuỗi 30 sự kiện được lựa chọn này là nhằm khẳng định những thành tựu và sức sống của di sản văn hóa quan họ đã và đang được gìn giữ và phát triển tại cộng đồng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản Dân ca quan họ và các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vùng miền trong cả nước được UNESCO công nhận.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.