Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khai mạc Không gian trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai"

Ngọc Thu - 04:52, 06/12/2023

Ngày 5/12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm đã tổ chức khai mạc không gian trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai”.

Chiếc ghế của vua voi Tây Nguyên và sưu tập dụng cụ săn bắt, thuần dưỡng voi rừng độc đáo tại Không gian trưng bày
Chiếc ghế của vua voi Tây Nguyên và sưu tập dụng cụ săn bắt, thuần dưỡng voi rừng độc đáo tại Không gian trưng bày

Không gian trưng bày gồm hàng ngàn cổ vật, hiện vật trong bộ sưu tập hơn 30 ngàn hiện vật của Nhà sưu tập Đặng Minh Tâm với các nhóm chủ đề chính như: Công cụ dệt; các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, sưu tập ghè, chóe cổ, trống da trâu… và các hiện vật khác trong đời sống các dân tộc 5 tỉnh Tây Nguyên. Tất cả đã mang đến cho công chúng một cái nhìn tổng thể về các tinh hoa, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt là chiếc ghế độc nhất vô nhị của vua voi Tây Nguyên và sưu tập dụng cụ săn bắt, thuần dưỡng voi rừng vô cùng độc đáo.

Tái hiện cảnh dệt thổ cẩm của phụ nữ Gia Rai trong đời sống hàng ngày
Tái hiện cảnh dệt thổ cẩm của phụ nữ Gia Rai trong đời sống hàng ngày

Cùng với đó, những nếp nhà sàn có bóng dáng người phụ nữ Gia Rai cần mẫn bên khung dệt; phục dựng ngôi nhà rông Ba Na vững chãi cùng vô số hiện vật dân tộc học trên vách nhà.

Không gian văn hóa Tây Nguyên - Gia Lai thu hút người dân và du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh
Không gian văn hóa Tây Nguyên - Gia Lai thu hút người dân và du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch mong muốn không gian trưng bày như một bảo tàng mở phục vụ hoàn toàn miễn phí, để người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu các hiện vật gắn với đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách và Nhân dân khi đến với không gian Tây Nguyên ngay giữa lòng Phố núi Pleiku.

Quang cảnh lễ khai mạc
Quang cảnh lễ khai mạc

Đồng thời, mong muốn ngành Văn hóa, bảo tàng tỉnh xem không gian là hoạt động mới để giới thiệu văn hóa và các hiện vật dân tộc học đến với người dân và du khách. Đồng thời, qua hoạt động trải nghiệm này, các em học sinh, thế hệ trẻ sẽ được trang bị kiến thức về di sản văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên một cách thiết thực, sống động, bổ ích.

Nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm giới thiệu cho người dân và du khách về các cổ vật, hiện vật trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
Nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm giới thiệu cho người dân và du khách về các cổ vật, hiện vật trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Đây là hoạt động nhằm triển khai hiệu quả Đề án Bảo tồn phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của người đồng bào Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng; tạo ra không gian tái hiện các giá trị văn hóa, trưng bày hiện vật mang đậm bản sắc Tây Nguyên.

Máy dệt lụa thổ cẩm trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Tây Nguyên
Máy dệt lụa thổ cẩm trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Tây Nguyên

 Thông qua trưng bày góp phần giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc các cổ vật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, qua đó tiếp tục động viên bà con giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Cùng với các hoạt động, sự kiện khác của tỉnh, Không gian trưng bày sẽ tạo điểm đến thu hút khách du lịch trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại Tp. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Không gian trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai" thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu
Không gian trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai" thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu

Dịp này, UBND tỉnh tặng quà cảm ơn Nhà thiết kế Minh Hạnh - Giám đốc sáng tạo của Công ty TNHH Việt Mốt, nhà sưu tầm Đặng Minh Tâm, ông Huỳnh Tấn Phước - Giám đốc Công ty Tơ tằm Nhật Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty VietNam Silk House - đơn vị cung cấp sợi tơ tằm cho các nghệ nhân xã Ia Mơ Nông thực nghiệm trên khung dệt thổ cẩm.

UBND tỉnh Gia Lai tặng quà các cá nhân, đơn vị đã góp phần tạo nên không gian văn hóa Tây Nguyên đặc sắc giữa lòng Phố núi Pleiku
UBND tỉnh Gia Lai tặng quà các cá nhân, đơn vị đã góp phần tạo nên không gian văn hóa Tây Nguyên đặc sắc giữa lòng Phố núi Pleiku

Không gian trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai” sẽ diễn ra trong 1 năm, từ ngày 5/12/2023 đến 31/12/2024.

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.