Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ninh Thuận chi hơn 10 tỷ đồng bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Việt Hà - 13:06, 07/05/2025

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 254/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025–2030”.


Đồng bào Chăm chuẩn bị lễ vật để dâng cúng thần linh
Đồng bào Chăm chuẩn bị lễ vật để dâng cúng thần linh

Đề án nhằm gìn giữ, phục dựng và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của Lễ hội Katê - một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn.

Mục tiêu của Đề án nhằm bảo tồn các nghi thức, nghi lễ, nghệ thuật trình diễn, trang phục truyền thống, nhạc cụ, cùng các di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với Lễ hội Katê. Theo đó, nhiều hoạt động cụ thể sẽ được triển khai như: Phục dựng, tổ chức Lễ hội Katê định kỳ tại các điểm di tích tiêu biểu như: Tháp Po Klong Garai, tháp Po Rome; hỗ trợ nghệ nhân, duy trì các làng nghề truyền thống phục vụ Lễ hội; số hóa và lưu trữ tư liệu liên quan; quảng bá Lễ hội ra bên ngoài; lồng ghép nội dung Lễ hội vào chương trình học đường và hoạt động du lịch…; Tổng kinh phí thực hiện Đề án gần 10,5 tỷ đồng.

Lễ hội Katê là một trong những lễ hội dân gian đặc sắc và thiêng liêng nhất của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-la-môn tại Ninh Thuận, được tổ chức vào đầu tháng 7 lịch Chăm (khoảng tháng 9–10 dương lịch hằng năm). Đây là dịp người Chăm tưởng nhớ tổ tiên, tôn vinh các vị vua thần hóa như Po Klong Garai, Po Rome, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc, thể hiện qua âm nhạc, múa, trang phục, ngôn ngữ và tín ngưỡng dân gian.

Tin cùng chuyên mục
Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Là vùng đất giàu bản sắc với cộng đồng các DTTS cùng sinh sống, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang đẩy mạnh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, mô hình xây dựng bản văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) và bản văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại thôn Lục Ngù (xã Húc Động) đang được đẩy mạnh triển khai khẩn trương, hướng tới gìn giữ di sản và nâng cao đời sống người dân vùng cao.