Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Khai thác hiệu quả các nền tảng số để thoát nghèo

Ngọc Thủy - Vàng Tráng - 06:00, 14/11/2023

Tìm hiểu những kiến thức trên internet, tham gia các sàn giao dịch điện tử để chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất; mạnh dạn ứng dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá giới thiệu sản phẩm, chị Ngải Thị Say, sinh năm 1988, dân tộc Mông ở thôn Trung La (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bước đầu đã có những thành công nhất định, vươn lên thoát khỏi diện nghèo và trở thành điển hình mới trong phát triển kinh tế gia đình tại địa phương.

Mô hình trồng cây Lá thắng cố của chị Ngải Thị Say
Mô hình trồng cây Lá thắng cố của chị Ngải Thị Say

Quanh năm tất bật với những ruộng lúa, nương ngô, tranh thủ ngày Chủ nhật, chị Say lại mang những mặt hàng nông sản làm ra để đi chợ bán. Cuộc sống vất vả nhưng cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Với sự nhanh nhẹn trong cuộc sống, chị Say đã tìm hiểu và mua thêm những mặt hàng nông sản đặc trưng của Bắc Hà để bán cho khách du lịch. Trong số những mặt hàng đó, lá thắng cố, một loại gia vị đặc trưng trong các món ăn, nhất là món thắng cố được du khách hỏi và mua khá nhiều. Nắm bắt nhu cầu đó, chị lên mạng tìm hiểu và mua cây trồng này để trồng trên diện tích nương đồi của gia đình.

Chị Ngải Thị Say cho biết: "Tôi trồng ngô nhiều năm nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế nhiều. Từ khi trồng cây lá thắng cố, mặc dù diện tích ít nhưng mà cho thu nhập rất là cao. Một năm tôi tiết kiệm được 70 triệu đồng từ cây lá thắng cố này”.

Không chỉ dừng lại việc đem ra chợ bán cho du khách, bán ở các quán ăn trên địa bàn huyện, chị Say còn ứng dụng từ các nền tảng số, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok để quảng bá và bán sản phẩm. Đặc biệt, trong năm 2022, chị đã được tham gia lớp tập huấn bán hàng trên sàn giao dịch điện tử do UBND huyện Bắc Hà tổ chức và được áp dụng thực tế bán hàng nên sản phẩm của gia đình được khách hàng trong cả nước biết đến. Bên cạnh đó, chị còn chế biến lá thắng cố thành nhiều sản phẩm khác như: gia vị chấm; nước sắc thân lá, chậu cây giống…. 

Với sự chủ động, sáng tạo, hiện nay, diện tích cây lá thắng cố của gia đình đã được mở rộng khá nhiều. Các sản phẩm từ lá thắng cố của chị cũng cung ứng cho thị trường ngày một lớn hơn. Trong đó, nhiều nhà hàng lớn ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,  thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... đã tìm hiểu và đặt hàng online. Trung bình mỗi năm, chị xuất bán được hàng tấn lá thắng cố thông qua nền tảng số để gửi đi nhiều tỉnh thành với giá bán trung bình từ 50 – 60.000đ/kg.

Chị Say còn chế biến lá thắng cố thành nhiều sản phẩm khác đế bán ra thị trường
Chị Say còn chế biến lá thắng cố thành nhiều sản phẩm khác đế bán ra thị trường

“Trước tôi không biết dùng nền tảng số nên bán khá chậm. Sau này tôi thấy mọi người đăng bán hàng trên Fecebook cũng bán chạy. Còn tôi chỉ đợi bán ngày chủ nhật còn ngày thường thì không có hàng để gửi. Bây giờ, tôi khai thác được nền tảng số nên đã bán hàng qua nhóm, qua trang cá nhân, qua zalo…Do vậy, bây giờ ngày nào tôi cũng có đơn để gửi hàng. Từ đó kinh tế của gia đình cũng khá lên nhiều”. Chị Ngải Thị Say chia sẻ thêm.

Không dừng lại ở đó, chị Say còn phát triển chăn nuôi; tìm hiểu và đưa vào trồng các loại cây ăn quả ôn đới xen canh đậu tương thay thế diện tích ngô kém hiệu quả. Từ sự năng động này, nguồn thu của gia đình chị mỗi năm hiện đạt từ 100 đến 150 triệu đồng. Không chỉ năng động trong phát triển kinh tế, chị Say còn nhiệt tình với các phong trào thi đua của địa phương; tích cực vận động chị em phát triển kinh tế, vệ sinh môi trường nông thôn. Với những việc làm cụ thể, thiết thực, mới đây, chị đã vinh dự được chị em trong thôn tín nhiệm bầu là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ của thôn.

(CĐ Ban Điện tử -đã BT) Thoát nghèo từ sự bắt nhịp với nền tảng số 2
Một buổi vận động chị em phát triển kinh tế, vệ sinh môi trường của Chi hội trưởng Ngải Thị Say

Chị Vàng Thị Chử - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bản Phố cho biết: “Chị Ngải Thị Say là một Chi hội trưởng Phụ nữ của thôn Trung La, chị rất nhiệt tình, năng động. Ngoài ra, chị cũng là gương sáng trong phát triển kinh tế. Chị luôn chủ động, sáng tạo trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền về tấm gương của chị để nhân rộng mô hình điển hình tại địa phương”.

Khai thác hiệu quả các nền tảng số để nâng cao chất lượng cuộc sống đang là hướng đi đã phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với nhiều chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, đây mới chỉ là sự khỏi đầu. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ, song hy vọng cách làm của chị Say ở xã vùng cao Bản Phố sẽ là động lực để chị em phụ nữ địa bàn vùng cao trong tỉnh mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.