Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khánh Hòa: Phát huy vai trò đảng viên người DTTS

Thành Nhân - 22:21, 22/03/2020

Toàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) có 40 tổ chức cơ sở đảng với 1.514 đảng viên, trong đó có 553 đảng viên người DTTS. Những năm qua, huyện đã phát huy tốt vai trò của đảng viên lão thành, đồng thời chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên trẻ người DTTS, từ đó tạo thuận lợi hơn trong công tác dân vận, triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ông Hà A Dá là một trong những đảng viên lớn tuổi có nhiều đóng góp trong việc vận động đồng bào T’rin gìn giữ văn hóa truyền thống
Ông Hà A Dá là một trong những đảng viên lớn tuổi có nhiều đóng góp trong việc vận động đồng bào T’rin gìn giữ văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò người cao tuổi

Ông La Thế Trong, dân tộc Raglai, ở thôn Bàu Sang, xã Liên Sang, năm nay 65 tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng. Gắn bó trọn cuộc đời với đồng bào của mình, ông Trong hiểu được những tồn tại, hạn chế của đồng bào, nhất là các hủ tục lạc hậu vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn. 

Chính vì vậy, hằng ngày khi tiếp xúc, thấy hộ nào ăn ở chưa gọn gàng sạch sẽ, ông ôn tồn nhắc nhở. Thanh niên rượu chè, đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu, ông lựa lời giảng giải, phân tích bằng tình cảm chân tình, khéo léo của người già để các cháu hiểu, điều chỉnh hành vi sai trái, tránh vi phạm pháp luật.

Ông Trong chia sẻ: “Mình là đảng viên lão thành, lại là Người có uy tín trong thôn nên thấy việc làm của bà con chưa tốt, phải góp ý, xây dựng. Bản thân mình phải tốt, làm gương thì bà con mới nghe. Để không bị lạc hậu, mình nghe đài, đọc sách, báo, cập nhật tin tức thời sự để có kiến thức trao đổi trong các buổi sinh hoạt chi bộ, đồng thời cũng có kiến thức tuyên truyền cho hiệu quả. Muốn bà con thay đổi được hủ tục lạc hậu phải từ từ, mưa dầm thấm lâu, chỉ cần mỗi ngày họ thay đổi một ít, lâu rồi sẽ hình thành thói quen”.

Tương tự, ông Hà A Dá, 73 tuổi, người T’rin (một nhánh của dân tộc Cơ - ho), ở xã Yang Ly, cũng là một trong những đảng viên đi đầu trong việc vận động bà con phát triển kinh tế và gìn giữ phong tục, tập quán tốt đẹp. Theo ông Dá, nhờ sự hướng dẫn của cán bộ, đảng viên, người T’rin đã biết trồng lúa nước, biết chăn nuôi, biết cách thức canh tác thâm canh nên cuộc sống khấm khá hơn. 

“Cuộc sống phát triển nhưng không được quên những luật tục cùng với nét văn hóa tốt đẹp từ xưa truyền lại. Đó là phải tôn trọng thiên nhiên, biết phép tắc, ứng xử đối với người khác”, ông Dá chia sẻ thêm.

Chú trọng bồi dưỡng người trẻ

Không chỉ phát huy vai trò của đảng viên lớn tuổi, công tác phát triển đảng viên trẻ người DTTS đã được các chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh quan tâm. Việc được đứng trong hàng ngũ của Đảng, khiến cho những người trẻ tuổi tăng thêm lòng nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm.

Chị A Đat H’Nham, dân tộc Ê - đê, đang công tác tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Khánh Vĩnh là một điển hình. Từ ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng, chị A Đat H’Nham nhận thức được trách nhiệm lớn lao của mình. Không chỉ năng nổ chuyên môn, chị luôn chú ý trau dồi đạo đức, lối sống; tích cực tuyên truyền, vận động người thân, bà con xóm làng, thanh niên xóa bỏ những thói hư, tật xấu trong sinh hoạt; tham gia các phong trào hoạt động như làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, hiến máu cứu người…

Theo ông Mấu Văn Phi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Khánh Vĩnh, với đặc thù 100% các xã, thị trấn đều thuộc vùng có đồng bào DTTS sinh sống, đảng viên người DTTS sẽ là người đồng hành với đồng bào các dân tộc trên bước đường phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, đảng viên người DTTS còn là lực lượng nòng cốt để triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.