Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khi du dịch "bắt tay" với thể thao

Hồng Minh - 16:57, 20/05/2021

Với địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi, Việt Nam có nhiều điều kiện và tiềm năng để tổ chức các sự kiện thể thao gắn với du lịch. Riêng ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc, những cung đường đèo uốn lượn hay hẻm núi hùng vĩ luôn thu hút các "tín đồ" du lịch thể thao mạo hiểm.

Hoạt động “Bay trên mùa vàng” tại Mù Căng Chải, Yên Bái
Hoạt động dù lượn “Bay trên mùa vàng” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Trên thực tế, xu hướng du lịch thể thao hình thành khá muộn ở Việt Nam. Sau khi con đường hoang dã dẫn tới hang Sơn Đoòng được tìm ra ở Quảng Bình, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch toàn cầu, đã mở các hành trình, tuyến du lịch khám phá thiên nhiên dạng đi bộ điền dã trên đường rừng, núi. Những Tour tuyến này rất đắt đỏ và "kén" khách. Bởi người đam mê du lịch khám phá phải đăng ký trước rất nhiều ngày, nộp trước kinh phí và bảo hiểm mới có thể tham gia các hành trình.

Bên cạnh hoạt động được tổ chức chuyên nghiệp đó, thì hoạt động du lịch thể thao với quy mô nhỏ, dễ tham gia ngày càng được phổ biến. Đơn cử như các hoạt động thể thao chạy bộ, đua xe đạp địa hình, dù lượn đã được đầu tư tổ chức tại đường đèo Mã Pì Lèng, dốc 9 khoanh cua M (Hà Giang), đèo Khau Phạ (Yên Bái) hay Ô Quy Hồ (Lai Châu). Cùng với đó, địa hình nhiều sông suối thác ghềnh của Việt Nam cũng thích hợp để tổ chức các hoạt động đua thuyền, vượt thác, bơi lội.

Không chỉ người đi du lịch háo hức với trào lưu này, các địa phương sở hữu những địa điểm phù hợp, phong cảnh tuyệt vời cho hoạt động thể thao ngoài trời, cũng đang bắt kịp xu hướng.

Năm 2013, sự kiện “Bay trên mùa vàng” lần đầu tiên được huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái phối hợp với Câu lạc bộ Vietwings Hà Nội tổ chức tại điểm bay Khau Phạ, với sự tham gia của hơn 30 phi công dù lượn. Từ đó đến nay, sau 7 năm tổ chức các Festival dù lượn, lượng du khách đến với sự kiện đã tăng từ hơn 1.000 người vào năm 2013 lên khoảng 15.000 trong mỗi năm gần đây.

Đó là con số ấn tượng, nói lên giá trị của bộ môn dù lượn nói riêng, hoạt động du lịch thể thao nói chung với việc quảng bá, thu hút du khách đến với Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải. Thông qua sự kiện, những thông điệp về di sản, bảo vệ di sản để phát triển văn hóa, du lịch bền vững cũng được tuyên truyền rộng rãi tới người dân và du khách trong và ngoài nước.

Bạn Hà Minh Phương đến từ vùng đất võ Bình Định hồ hởi cho biết: "Tôi đã được đi và trải nghiệm rất nhiều địa danh trong nước và nước ngoài, nhưng khi đặt chân đến vùng sơn cước Mù Cang Chải, cảm xúc thật lạ. Đặc biệt, tôi rất quan tâm đến Festival dù lượn, bởi tôi là người thích những môn thể thao mạo hiểm. Năm nay, đặc sắc hơn là có dù lượn hóa trang. Những ngày tới đây, tôi sẽ được trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống giữa đại ngàn này”.

Hay tại Làng du lịch cộng đồng xã Yên Thịnh (thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) được công nhận là điểm du lịch của tỉnh vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, trước khi điểm du lịch này được công nhận, trong 3 năm trở lại đây, nơi này đã thu hút trung bình khoảng 4.000 lượt khách/năm, trong đó, nhiều du khách ở trong và ngoài nước đến trải nghiệm leo núi mạo hiểm.

Ngoài Yên Thịnh, khu vực núi Cha thuộc xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình cũng thu hút đông du khách, trong 3 tháng (8, 9, 10/2020), nơi này đã thu hút 400 lượt người đến để đi bộ trải nghiệm xuyên rừng và cắm trại (trekking). Cùng với đó, trong 2 năm trở lại đây, tại làng du lịch cộng đồng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng xuất hiện thêm các môn thể thao như: Chèo thuyền trên suối, vượt thác, xe đạp địa hình băng đồng. Năm 2020, Hữu Liên đón hơn 25.000 lượt khách du lịch, trong đó, có hơn 40% du khách tham gia trải nghiệm các loại hình thể thao này.

Giải chạy Hà Giang Marathon 2019 - Hành trình chinh phục con đường Hạnh phúc (Ảnh tư liệu)
Giải chạy Hà Giang Marathon 2019 - Hành trình chinh phục con đường Hạnh phúc (Ảnh tư liệu)

Trong năm 2021, trước thách thức của đại dịch Covid-19, ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp những khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan trong những năm tiếp theo, du lịch thể thao sẽ hứa hẹn nhiều kết quả mới. Bởi vậy, với tiêu chí là điểm đến an toàn, lý tưởng sau thời dịch bệnh, Việt Nam cần khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực phù hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch thể thao để xúc tiến quảng bá hình ảnh quốc gia, thúc đẩy đà phục hồi của ngành Du lịch.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định: “Du lịch thể thao đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng của du lịch toàn cầu. Các sự kiện thể thao là đối tượng thu hút đông đảo khách du lịch tới các địa điểm tổ chức, tạo ra tác động lớn cả về kinh tế và xã hội. Du lịch kết hợp với thể thao trên phạm vi toàn cầu đang tăng trưởng nhanh gấp hai lần mức tăng trưởng của du lịch nói chung”.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.