Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khúc du ca của núi rừng

Vi Hợi - 08:10, 03/02/2024

Với đồng bào Mông, thường ngày cần mẫn trên ruộng bậc thang, trên nương đá nhưng khi ngơi tay là cầm cây khèn lên để tâm tình với mình, thủ thỉ với người yêu, hoặc dùng tiếng khèn trò chuyện với bạn bè và trổ tài trong hội Xuân, phiên chợ... Vậy nên, mùa Xuân về ở các bản làng người Mông của tỉnh Nghệ An không thể thiếu tiếng khèn.

Mùa Xuân về, các bản làng người Mông không thể thiếu tiếng khèn
Mùa Xuân về, các bản làng người Mông không thể thiếu tiếng khèn

Trong không khí rộn ràng của năm mới, tiếng khèn của Nghệ nhân Ưu tú Và Bá Đùa ở bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương vang vọng cả núi rừng biên cương. Ông Và Bá Đùa cho biết: Mỗi bài khèn là giai điệu của một bài hát, những chàng trai Mông mới có thể dùng tiếng khèn để kể chuyện, dùng tiếng sáo để tỏ tình cùng các thiếu nữ. Các bài khèn đều phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Người ta tự nhớ từng chương rồi thổi khèn bất cứ nơi đâu, cả đêm cả ngày, dù ngồi một chỗ hay đang múa.

Khèn không phải chỉ để múa một người, có thể múa đôi, múa bốn người hoặc múa theo nhóm nhiều người. Khi nhảy múa kết hợp với các động tác đá chân đều và khỏe khoắn, nhịp nhàng với những âm thanh của tiếng khèn.

Vui hội Xuân tại bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương
Vui hội Xuân tại bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương

Khèn Mông cấu tạo gồm một bầu chứa hơi được gọt tiện bằng gỗ thông và 6 ống trúc dài ngắn, tùy theo cung bậc âm thanh. Mỗi ống trúc dùi một lỗ bấm âm thanh quan trọng nhất là mỗi ống trúc gắn một lưỡi lam đồng. Ống làm khèn gồm sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau, là những thân trúc thẳng đẹp. Sáu ống trúc được xếp gọn song song với nhau trên thân khèn, tương tự cho tình anh em tụ họp.

Một bộ phận quan trọng khác của chiếc khèn Mông là lưỡi gà. Việc tạo lưỡi gà rất quan trọng, độ trầm bổng, vang ngân của tiếng khèn phụ thuộc vào việc chỉnh các lưỡi đồng.

Khèn và điệu khèn là tài sản tinh thần vô giá của đồng bào dân tộc Mông
Khèn và điệu khèn là tài sản tinh thần vô giá của đồng bào dân tộc Mông

Để có được một cây khèn vang âm đúng điệu, các nghệ nhân làm khèn sẽ tự đúc rút kinh nghiệm kiểu “cha truyền con nối”. Quá trình chế tác chiếc khèn có rất nhiều công đoạn và làm thủ công. Vì vậy, hiện nay mỗi chiếc khèn có giá bán rất cao, từ 2,5 - 5 triệu đồng.

Với người Mông, cây khèn và các điệu khèn truyền thống được coi là tài sản tinh thần vô giá. Tiếng khèn ngấm sâu vào tâm hồn người Mông, thân quen như thắng cố, mèn mén, rượu ngô hay tất cả những gì thân thuộc nhất đã gắn bó với họ từ lúc sinh ra.

Ném Pao tại bản Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn
Ném Pao tại bản Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn

Khèn là báu vật sáng tạo của cộng đồng người Mông, là biểu trưng văn hóa tiêu biểu truyền lại. Dù ở đâu, người Mông vẫn luôn bảo tồn và gìn giữ cây khèn và tiếng khèn trong đời sống văn hóa. Ngày nay, dù cuộc sống nhiều đổi thay nhưng những chiếc khèn với âm thanh dìu dặt vẫn là người bạn đồng hành của các chàng trai Mông trong mỗi dịp lễ tết. Trong cộng đồng dân tộc Mông, còn đó những nghệ nhân làm khèn và thế hệ đời con, đời cháu, vì yêu khèn mà gắn bó và chế tác ra những chiếc khèn độc đáo như một cách để gìn giữ giá trị cốt lõi của dân tộc mình, gìn giữ những khúc du ca của núi rừng.

Khèn Mông được chế tác ngày càng tinh xảo, đảm bảo độ chuẩn mực, được bảo lưu, gìn giữ bền vững. Cũng vì thế, chỉ có nghệ nhân mới chế tác được khèn. Khèn Mông thể hiện tình cảm, bộc lộ tính cách của người Mông.”

Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.