Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Kinh tế hợp tác xã ở Bắc Kạn: Góp phần thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn

Minh Thu - 10:06, 21/11/2022

Sau 20 năm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương (2002 - 2021), các hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển tích cực, góp phần quan trọng vào việc thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương.

Với nét đặng trưng riêng, gạo nếp Khẩu Nua Lếch của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) được người tiêu dùng ưa thích
Với nét đặng trưng riêng, gạo nếp Khẩu Nua Lếch của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) được người tiêu dùng ưa thích

Khởi nghiệp từ HTX

Năm 2016, khi mới 27 tuổi, chị Lý Thị Ba, bản Nặm Dất, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới đã vận động 10 chị em phụ nữ trong bản thành lập HTX Nông nghiệp sạch Tân Sơn (HTX Tân Sơn). 11 cô gái dân tộc Dao góp vốn, vay mượn 500 triệu đồng để thực hiện mô hình HTX tổng hợp, trồng, mua bán, trao đổi các sản phẩm bản địa như gừng, rau sạch, bí xanh, lúa nếp nương và chăn nuôi gia súc.

Nhận thấy sản phẩm gạo nếp nương của đồng bào Dao ở Tân Sơn được ưa chuộng, lại có thể tạo được sự khác biệt với hàng trăm sản phẩm khác đang có trên thị trường, HTX đã quyết định tập trung xây dựng sản phẩm này thành mặt hàng chủ lực. Từ đó, mở rộng liên kết với hơn 30 hộ dân, trồng trên diện tích hơn 20ha và xây dựng thành công thương hiệu gạo nếp nương Đâyzang với tiêu chuẩn OCOP 3 sao, cung ứng cho 2 siêu thị ở Hà Nội.

Với sự hỗ trợ của tỉnh Bắc Kạn, HTX Tân Sơn tiếp tục phát triển sản phẩm cà gai leo dạng nguyên liệu trên quy mô 5ha. HTX đầu tư hệ thống nhà lưới, quạt sấy để phơi giữ, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Hiện, sản phẩm cà gai leo đã được một doanh nghiệp ở Thái Bình bao tiêu toàn bộ. Bình quân mỗi năm, HXT Tân Sơn có doanh thu từ 1-2 tỷ đồng, số lượng thành viên đã tăng lên 15 người và thực hiện liên kết sản xuất với hàng chục hộ dân của 4 bản trong xã. Nhờ đó, thu nhập, đời sống của nhiều người dân ở Tân Sơn được nâng lên, trung bình thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.

Chị Dương Thị Đào, thành viên của HTX Tân Sơn cho biết: “Tham gia vào HTX trồng cây cà gai leo, tôi có thu nhập ổn định khoảng 6 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, cuộc sống đỡ vất vả hơn trước đây”.

Tại huyện Na Rì, xuất phát từ ý tưởng đầu tư trồng cây dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở khám chữa bệnh Đông y, anh Hoàng Văn Luân, thôn Phiêng Bang, xã Văn Lang, huyện Na Rì đã thành lập HTX Trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu (HTX Bảo Châu), xây dựng thành công chuỗi sản xuất khép kín từ cây dược liệu, tạo động lực phát triển HTX và góp phần giúp đồng bào thoát nghèo.

Vườn dược liệu của HTX Bảo Châu
Vườn dược liệu của HTX Bảo Châu

Từ khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình HTX, anh Luân cùng các thành viên đã đầu tư mở rộng về cơ sở sản xuất, các sản phẩm được in nhãn mác, địa chỉ cụ thể rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhờ đó, các sản phẩm từ cây dược liệu của HTX Bảo Châu đã được nhiều khách hàng biết tới và sẵn sàng đón nhận. Việc xây dựng thành công chuỗi sản xuất khép kín từ cây dược liệu đã tạo động lực mạnh mẽ để HTX phát triển. Từ đầu năm 2021 đến nay, HTX phát triển diện tích trồng hơn 30ha hà thủ ô và cây lạc tiên, liên kết với 50 hộ dân trên địa bàn. Năm 2021, sản phẩm Trà giảo cổ lam của HTX Bảo Châu là 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn đạt Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức.

Sản phẩm của HTX Bảo Châu đã đạt chuẩn OCOP nên các thành viên trong HTX càng vững tin, tâm huyết, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, năng động tìm thị trường, đơn vị bao tiêu sản phẩm. “Hiện nay, sản phẩm dược liệu của HTX đã có một số đơn vị bao tiêu, điều này tạo động lực mạnh mẽ để HTX phát triển, từ hiệu quả kinh tế, cây dược liệu sẽ giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng”, anh Hoàng Văn Luân chia sẻ.

Chính quyền đồng hành với HTX

Tại huyện Chợ Đồn, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp các tổ hợp tác (THT), HTX phát triển; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho đội ngũ quản lý của các HTX, THT; cử thành viên tham gia các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức để nâng cao nhận thức về nội dung, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể của Đảng, Nhà nước và Luật HTX năm 2012. Đồng thời triển khai các nội dung chính sách về đất đai cho các HTX; tạo mọi điều kiện để các HTX được tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ; phối hợp thực hiện chuyển giao khoa học - công nghệ cho các HTX; cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường cho các THT và HTX…

HTX Hồng Luân, xã Tân Lập tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tập thể.
HTX Hồng Luân, xã Tân Lập tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tập thể.

Chị Giá Thị Luân, Giám đốc HTX Hồng Luân, xã Tân Lập cho biết: Khi mới thành lập HTX, tôi rất lo lắng vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, được huyện quan tâm hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, chúng tôi có thêm động lực, quyết tâm để mở rộng quy mô sản xuất. Trong thời gian tới, tôi mong muốn huyện tiếp tục liên lạc, kết nối, cung cấp các thông tin cần thiết để các doanh nghiệp, HTX thuận lợi trong việc sản xuất tiêu thụ sản.

Theo thống kê, toàn huyện Chợ Đồn hiện có 42 HTX, chủ động triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa chủ lực của địa phương; một số HTX đã tích cực đưa các sản phẩm mới ra thị trường hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu. Việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các THT, HTX đã góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và lao động địa phương. Thông qua hoạt động THT, HTX, các thành viên viên có cơ hội học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; sử dụng có hiệu quả vật tư, nguồn vốn, lao động.

Dù còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng qua 20 năm thực hiện Nghị quyết 13 của Trung ương Đảng và 10 năm thực hiện Luật HTX kiểu mới, kinh tế tập thể ở tỉnh Bắc Kạn đã có bước phát triển nhanh, từng bước đi vào chiều sâu, chất lượng được nâng lên. Nhận thức của người dân đã được nâng cao. Hầu hết các HTX được thành lập đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và nguyện vọng của các thành viên, có phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX ngày càng có hiệu quả, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: Thời gian qua, việc tổ chức quản lý xây dựng và phát triển HTX kiểu mới không ngừng được củng cố, đổi mới, khắc phục tình trạng yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, chính quyền một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm, chưa tập trung nguồn lực hỗ trợ các HTX phát triển. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thiếu hướng dẫn trực tiếp hỗ trợ cho các HTX tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước; có một số chính sách có tính khả thi nhưng các HTX rất khó tiếp cận.

Trong thời gian tới, các cấp, ngành, đoàn thể tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, trọng tâm với chính sách hỗ trợ nguồn lực, đất đai, vốn sản xuất kinh doanh, khuyến khích tăng quy mô hoạt động của HTX, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Mặt khác, các HTX tiếp tục chủ động điều chỉnh, củng cố nâng cao trình độ điều hành, lãnh đạo HTX; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu thị trường; chủ động học tập và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, thay đổi phương thức tập quán sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô thành viên trong HTX.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.