Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Ngọc Thu - 18:55, 02/04/2023

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2020 đến nay, có 161 giáo viên đang công tác ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Đặc biệt là các giáo viên ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, đã có nhiều năm gắn bó “gieo chữ” cho học sinh người DTTS.

Thiếu hụt giáo viên khiến cho sự nghiệp “gieo chữ, trồng người” ở vùng cao tỉnh Kon Tum đã khó lại càng thêm khó. (Ảnh MH)
Thiếu hụt giáo viên khiến cho sự nghiệp “gieo chữ, trồng người” ở vùng cao tỉnh Kon Tum đã khó lại càng thêm khó. (Ảnh MH)

Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Kon Tum có 161 giáo viên nghỉ việc. Trong đó, 94 giáo viên thuộc biên chế các đơn vị sự nghiệp và công lập, 67 giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Số lượng giáo viên nghỉ việc chiếm số đông ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi có đông học sinh DTTS theo học.

Được biết, sau khi các xã vùng 3 của các huyện vùng cao như: Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông, Sa Thầy, Ia H’Drai... đạt Chuẩn Nông thôn mới, các giáo viên vùng sâu vùng xa tại các huyện này bị cắt chế độ trợ cấp xăng xe, sinh hoạt, giảm 1/2 lương. Mức lương thấp, không đủ lo toan các chi phí sinh hoạt cho gia đình, trong khi hàng ngày đứng lớp nơi xa xôi, điều kiện ăn ở, đi lại thiếu thốn, các giáo viên buộc lòng phải nghỉ việc.

Trong đơn xin nghỉ việc, các giáo viên nêu lý do sức khỏe không bảo đảm để tiếp tục công tác, về quê sinh sống... Nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập nghỉ việc do thu nhập thấp, công việc không ổn định trong thời gian bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tiếp tục động viên, quan tâm đời sống giáo viên, đặc biệt giáo viên nơi vùng khó khăn, để hạn chế tình trạng giáo viên xin nghỉ việc. Đồng thời, kiến nghị  nâng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, nâng cao thu nhập để  giáo viên có cuộc sống ổn định, yên tâm công tác, nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.