Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Krông Buk (Đăk Lăk): Phát huy tốt vai trò Người có uy tín

Lê Hường - 07:05, 14/11/2020

Bằng những cách làm khéo léo, các già làng huyện Krông Buk (Đăk Lăk) luôn phát huy vai trò nòng cốt đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân.

Già làng Y Hai chăm sóc vườn tiêu xanh tốt.
Già làng Y Hai chăm sóc vườn tiêu xanh tốt.

Thôn Cư Blang, xã Pơng Drang có gần 100% đồng bào DTTS sinh sống, chủ yếu là người Ê Đê. Do tập quán canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất cây trồng thấp, đời sống kinh tế của bà con gặp nhiều khó khăn.

Già làng Y Hai Ayun, Trưởng ban Công tác Mặt trận buôn Cư Blang được người dân tôn kính. Bởi già là người tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm giàu cho gia đình và hướng dẫn bà con trong buôn cùng làm để thoát khỏi cái nghèo. Ngoài hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, già Y Hai còn hỗ trợ cho người nghèo vay vốn, cây giống để phát triển sản xuất.

Trao đổi với phóng viên, già làng Y Hai chia sẻ: Tôi làm già làng, Người có uy tín, cán bộ thôn buôn cũng nhiều năm rồi, thường xuyên được đi họp, được đọc nhiều sách báo nên thấy có mô hình kinh tế hay phù hợp với địa phương là học làm theo. Như năm 2010, tôi mạnh dạn mua giống tiêu, sầu riêng, bơ trồng xen canh trong 2ha cà phê, lắp hệ thống đường ống tưới béc tự động. Hai năm sau, năng suất cà phê cải thiện rõ, một số loại cây trồng xen canh bắt đầu cho thu bói, thu về khoảng 200 triệu đồng. Rút kinh nghiệm từ bản thân, tôi tuyên truyền vận động, chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bà con, đến từng nhà hướng dẫn bà con làm theo. Nhìn thấy gia đình làm tốt nên bà con đồng lòng làm theo. Đến nay, 100% các hộ trong thôn đều biết áp dụng cách trồng xen các giống cây trồng có năng suất, giá trị trong rẫy cà phê. Nhờ đó, đến nay thu nhập bình quân đầu người của buôn Cư Blang đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm gần 10 hộ, tất cả các tiêu chí nông thôn mới của thôn đều đạt chuẩn, nhiều năm liền Cư Blang đều đạt danh hiệu thôn văn hóa của huyện…

Hơn 20 năm làm già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, ông Y Krú A Yun, ở buôn Đrao, xã Cư Né đã chứng kiến nhiều thăng trầm trong cuộc sống của bà con buôn làng: Nghèo đói, lạc hậu và dễ bị dụ dỗ. Già Y Krú kể: Khoảng 10 năm trước, buôn Đrao từng là địa bàn nóng về tình trạng vượt biên trái phép. Nhiều hộ gia đình nghe lời dụ dỗ, xúi giục của kẻ xấu bỏ làng vượt biên trái phép sang Campuchia, Lào.

Ngoài việc phối hợp với cán bộ các cấp, ngành, địa phương tổ chức các cuộc họp buôn để tuyên truyền, ông còn chủ động đến từng nhà người thân của các đối tượng để khuyên nhủ tìm cách liên lạc trực tiếp với các đối tượng vượt biên để vận động họ về nước. Được bà con tin, tín nhiệm, nên năm 2009, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mời ông cùng đoàn sang Lào, Campuchia để vận động đồng bào trở về. Sau khi vận động, một số người đã trở về và mấy năm nay, trong buôn không có trường hợp nào vượt biên trái phép nữa.

“Phải nắm được tâm lý người dân, phân tích cho dân nghe, hiểu về mục đích của thế lực thù địch là lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Quan trọng là phải kiên trì, nói lần 1 dân chưa nghe, nói lần 2 dân chưa tin nhưng đến lần 3 họ sẽ hiểu ra vấn đề”, già làng Y Krú nói.

Nhờ những đóng góp của ông Y Krú mà nay cuộc sống của bà con đã ổn định, tập trung làm ăn, kinh tế phát triển, sắm sửa tiện nghi, an ninh chính trị ổn định, chăm lo đời sống tinh thần.

Bà H’Ban Niê, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Krông Buk cho biết: Huyện có 43 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, đội ngũ già làng, trưởng buôn, Người có uy tín trên địa bàn huyện đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; trở thành nòng cốt trong phong trào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp tại địa phương, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Hiện nay, 100% thôn, buôn trong huyện đã thực hiện nếp sống mới, tỷ lệ gia đình văn hóa hằng năm đạt trên 85%.

Phải nắm được tâm lý người dân, phân tích cho dân nghe, hiểu về mục đích của thế lực thù địch là lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Quan trọng là phải kiên trì, nói lần 1 dân chưa nghe, nói lần 2 dân chưa tin nhưng đến lần 3 họ sẽ hiểu ra vấn đề”.

Già làng Y Krú


Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.