Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Người có uy tín vì cộng đồng phum sóc

Phương Nghi - 10:42, 30/10/2020

68 tuổi, dân tộc Khmer, ông Thạch Công là Người có uy tín trong đồng bào Khmer ở ấp Phnor Kom Pôt, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ông tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xóa bỏ các tập quán lạc hậu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống.

Ông Thạch Công (bìa trái) luôn sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của người dân
Ông Thạch Công (bìa trái) luôn sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của người dân

Phnor Kom Pôt là ấp khó khăn, có 315 hộ dân, hơn 1.340 nhân khẩu. Với đặc thù là ấp có đông đồng bào Khmer sinh sống (98%), để đưa phong trào, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương đi lên, thì vai trò của Ban Công tác Mặt trận (CTMT), Người có uy tín trong ấp rất quan trọng. Ông Thạch Công là điển hình thực hiện tốt vai trò ấy. 

Trải qua nhiều cương vị như, Chủ tịch Hội Nông dân xã, Trưởng Ban Nhân dân ấp, Trưởng Ban CTMT ấp... với sự nhiệt huyết, tận tâm với công việc phum, sóc, ông Thạch Công luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và được bà con tin yêu, quý trọng.

“Niềm vui lớn nhất khi gắn bó làm CTMT là tôi luôn được người dân tin tưởng. Làm CTMT cũng là làm công tác vận động quần chúng. Muốn vận động tốt thì phải sâu sát cơ sở, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của người dân, từ đó có hình thức vận động phù hợp. Điều quan trọng, cốt yếu nhất là cán bộ làm CTMT phải gương mẫu đi đầu, nói đi đôi với làm, luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, có như vậy thì việc tuyên truyền, vận động mới hiệu quả, người dân mới tin tưởng và làm theo”, ông Thạch Công chia sẻ. 

Cuộc sống của bà con ấp Phnor Kom Pôt chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm trước, do tập quán canh tác lạc hậu nên cây trồng, vật nuôi không đạt hiệu quả. Trăn trở và muốn tìm hướng thoát nghèo nhanh cho bà con, ông Thạch Công đã chủ động vận động các hộ tập trung phát triển kinh tế, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi với các mô hình, như: Trồng rau màu, chuyển đổi sử dụng giống lúa đặc sản, triển khai các mô hình được Nhà nước hỗ trợ như nuôi bò sinh sản, bò sữa... Những mô hình này đã và đang giúp bà con dần thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. 

Trước đây, ấp Phnor Kom Pôt có gần 90% hộ nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trong ấp giảm chỉ còn 1,3% (4 hộ), trên 98% hộ đạt gia đình văn hóa; 100% trẻ em trong ấp được tới trường, các tập quán lạc hậu được đẩy lùi.

Từ khi triển khai Chương trình xây dựng NTM (giai đoạn 2015 - 2019), với cương vị là Trưởng Ban CTMT, ông Thạch Công đã tích cực phối hợp với các chi hội, đoàn thể trong ấp vận động bà con tham gia làm đường, trồng hoa, cột đèn đường, cột cờ và đạt nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2015 đến nay, ông vận động người dân trong ấp hiến gần 3.000m2 đất và trên 600 ngày công, đóng góp trên 500 triệu đồng để làm đường liên ấp, liên xã và các tuyến đường làng ngõ xóm. 

Ông Tăng Trung Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tham Đôn, nhận xét: Ông Thạch Công không chỉ là nhân tố rất tích cực trong tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào Khmer, mà còn tham gia rất tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở, từ đó giúp bà con nâng cao nhận thức trong việc chấp hành pháp luật cũng như tích cực tham gia phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Dù ở cương vị công tác nào, chú Thạch Công luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, nhiệt huyết và hết lòng vì việc chung, có uy tín cao với người dân”.

Những đóng góp của ông Thạch Công đã được người dân đánh giá cao và trân trọng ghi nhận. Ông đã góp phần không nhỏ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, đoàn kết chung tay xây dựng ấp Phnor Kom Pôt ngày thêm giàu đẹp.

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.