Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ

Như Ý - 18:34, 14/09/2023

Cây hồng xiêm ruột đỏ có nguồn gốc ở Thái Lan, được du nhập về Việt Nam một vài năm trở lại đây. Không chỉ có ngoại hình đẹp và hương vị thơm ngon hồng xiêm ruột đỏ còn có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Để trồng cây hồng xiêm ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo quy trình kỹ thuật trồng sau đây.

Không chỉ có ngoại hình đẹp và hương vị thơm ngon hồng xiêm ruột đỏ còn có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Không chỉ có ngoại hình đẹp và hương vị thơm ngon hồng xiêm ruột đỏ còn có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Thời vụ trồng

Ở Bắc bộ nên trồng hồng xiêm ruột đỏ vào mùa Xuân khoảng tháng 2, tháng 3 bởi lúc này thời tiết và độ ẩm đều tốt cho cây.

Ở Nam bộ, nên trồng vào thời kỳ đầu mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5.

Chọn giống

Hồng xiêm ruột đỏ có thể trồng từ hạt hoặc có thể từ cây ghép hay cây chiết. Tuy nhiên, yếu tốt quyết định là giống phải có nguồng gốc rõ ràng. Chỉ chọn giống tốt để trồng, tránh mua giống ở các nơi có địa chỉ không rõ ràng.

Hiện nay, hồng xiêm ruột đỏ hầu hết đều được nhân giống bằng phương pháp ghép cây. Những cây con giống được ghép sẽ mang nguồn gen của cây mẹ nên cho quả to đều và năng suất cao.

Cây giống đạt một số tiểu chuẩn sau: Cây giống sinh trưởng khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại. Tuổi cây xuất vườn: Sau khi ghép từ 4 – 5 tháng, cây có chiều cao từ 50 – 70 cm, đường kính thân từ 1 – 2 cm. Cây được bảo quản nơi thoáng mát dưới ánh sáng trực tiếp từ 10 – 15 ngày trước khi xuất vườn ươm.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ 1

Chuẩn bị đất trồng

Hồng xiêm ruột đỏ không quá kém đất, có thể trồng hồng xiêm trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên hồng xiêm không chịu được úng ngập nên cần loại đất tơi xốp thoát nước tốt giàu dinh dưỡng.

Đất trồng hồng xiêm nên được đào hố và bón lót một số loại phân chuồng hữu cơ và vôi bột khử trùng. Phối trộn đều đất với phân và ủ đất lại sau 1 tháng mới đem trồng cây con giống vào hố sẽ đảm bảo đất sạch mầm bệnh giúp cây phát triển tốt.

Kỹ thuật canh tác cây hồng xiêm ruột đỏ

Để trồng cây giống cần chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát, khi đã chuẩn bị được cây giống và hố trồng cần tiến hành trồng cây. Trước khi trồng, cắt bỏ bầu nilon đi và đặt cây con giống vào chính giữa hố. Đặt cây con giống đứng hướng thẳng và lấp đất lại.

Chú ý lèn chặt đất ở phần cổ rễ giúp cố định cây con giống. Có thể cắm cọc cho cây trong thời gian đầu để giúp cây không bị ngã đổ. Trồng xong tưới nước giữ ẩm ngay cho đất để cây con quen môi trường, nhanh bén rễ.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ 2

Hồng xiêm là giống cây ưa ẩm nên thời gian đầu sau khi trồng bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây. Sau đó căn cứ vào độ ẩm của đất và điều kiện môi trường mà tuần tưới nước cho cây 2-3 lần. Chú ý vào mùa mưa nên thoát nước tốt cho cây để giúp cây khỏe mạnh hơn.

Để quả to và đẹp hơn bạn nên bón thêm phân bón cho cây. Do rễ cây hồng xiêm ruột đỏ thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho cây hồng xiêm ruột đỏ không nên bón xa gốc và bón quá sâu.

Bón lót tính cho 1 gốc là 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân kali + 0,5 kg phân lân + 1 – 1,5 kg vôi.

Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 – 1/13.

Khi cây lớn ở giai đoạn cho quả có thể bón với lượng 50 – 100kg phân chuồng + 0,6 – 1,0kg ure + 0,6 – 1,0kg sulfat kali cho một gốc cây.

Bà con cần chú ý kỹ thuật bón phải đào rãnh sâu từ 10- 15 cm, theo 3/4 hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh. Thời gian bón tháng 2 – 3 và tháng 6 – 7 dương lịch.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ 3

Ở giai đoạn cây con là từ khi trồng đến khi cây ra quả khoảng 3 năm. Lượng phân bón được tăng dần từ năm thứ Nhất đến năm thứ 3. Lượng phân bón cho một cây là 80 – 150g Ure + 120 - 250g phân lân + 30 – 100g KCl. Lượng phân được chia đều thành 3 – 4 lần bón. Các lần bón cách nhau 2 – 4 tháng.

Ở giai đoạn cây cho quả thì lượng phân bón được tăng dần qua các năm đến khi cây 10 tuổi. Sau đó giữ mức ổn định cao nhất. Lượng phân bón cho 1 cây/năm: 0,5 – 2,5kg phân ure + 0,5 – 1,5kg phân lân + 0,3 – 0,5kg phân kali. Lượng phân trên được chia thành 2 – 4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10. Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân 1/2 tán bên kia.

Định kì nên làm cỏ xung quanh vườn giúp loại bỏ cỏ dại để cây không nhiễm những loại sâu bệnh. Làm cỏ vụ Xuân vào tháng 1 – 2 và vụ Thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, mỗi năm xới gốc 2 – 3 lần.

Hồng xiêm ruột đỏ cho bộ tán khá to và rộng nên việc cắt tỉa là cần thiết để tạo độ thông thoáng cho cây. Hồng xiêm ruột đỏ cũng là loại cây ưa sáng nên việc tỉa tán giúp cây quang hợp tốt hơn đồng thời loại bỏ những cành sâu bệnh còi cọc để trồng.

Khi hồng xiêm đã già, cho năng xuất thấp, quả nhỏ cần cưa bỏ cành giá. Cây sẽ mọc cành mới bổ sung đều cho tán sau 1 – 2 năm cây sẽ hồi phục và cho quả to trở lại. Việc cắt cành già nên làm ngay sau khi thu hoạch quả.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ 4

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hồng xiêm đỏ

Hồng xiêm ruột đỏ được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại như sau:

Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

Ruồi hại quả: Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.

Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Bà con cần dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.

Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả: Phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.

Thu hoạch

Hồng xiêm ruột đỏ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 5-6 tháng. Khi quả to lên và cuống lá nhỏ lại đồng thời phần vỏ ngoài hơi nứt là bạn có thể thu hái được. Khi hái cắt phần cuống chú ý không đẻ phần nhựa dính tay. Bảo quản hồng xiêm ruột đỏ nơi thoáng mát để chất lượng được tươi ngon đồng thời giữ được lâu hơn.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.