Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lạc bước vào phố cổ Đồng Văn

Vũ Mừng - 10:01, 23/05/2024

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ mà còn có những khu phố cổ mang trong mình nhiều nét văn hóa đẹp của người dân địa phương. Nhắc đến phố cổ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Hội An hay Hà Nội nhưng như thế là chưa đủ… Việt Nam còn có phố cổ Đồng Văn (Hà Giang)!

Phố cổ Đồng Văn nằm ở phía bắc của Hà Giang. Quãng đường để di chuyển từ trung tâm Hà Giang đến đây khoảng 140km về phía Bắc theo hướng quốc lộ 4C, xuất phát từ Hà Giang du khách đi qua huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và cuối cùng là Đồng Văn.
Phố cổ Đồng Văn nằm ở phía bắc của Hà Giang. Quãng đường để di chuyển từ trung tâm Hà Giang đến đây khoảng 140km về phía Bắc theo hướng quốc lộ 4C, xuất phát từ Hà Giang du khách đi qua huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và cuối cùng là Đồng Văn.
Nhiều người hay nói phố cổ Đồng Văn tồn tại như một nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Nơi mà nét đẹp cổ kính vẫn được tìm thấy giữa đời sống hiện đại.
Nhiều người hay nói phố cổ Đồng Văn tồn tại như một nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Nơi mà nét đẹp cổ kính vẫn được tìm thấy giữa đời sống hiện đại.
Tên gọi Đồng Văn được phiên âm từ tiếng quan hỏa “Tổng Puôn” có nghĩa là cánh đồng buôn bán, trong lịch sử đây là trung tâm giao thương của cả huyện Đồng Văn rộng lớn.
Tên gọi Đồng Văn được phiên âm từ tiếng quan hỏa “Tổng Puôn” có nghĩa là cánh đồng buôn bán, trong lịch sử đây là trung tâm giao thương của cả huyện Đồng Văn rộng lớn.
Màu sắc đặc trưng nhất mà bạn sẽ thấy ở đây đó chính là màu hoài cổ của những nếp nhà đã phai bạc dần theo năm tháng.
Màu sắc đặc trưng nhất mà bạn sẽ thấy ở đây đó chính là màu hoài cổ của những nếp nhà đã phai bạc dần theo năm tháng.
Với những ai đam mê kiến trúc cổ xưa độc lạ thì hãy thử một lần ghé qua nơi đây. Khi đến đây rồi bạn sẽ thấy những dãy nhà 2 tầng được xây với mái ngói âm dương - đó là một kiểu kiến trúc rất đặc biệt tiêu biểu cho những ngôi nhà của người dân tộc vùng núi phía Bắc nước ta.
Với những ai đam mê kiến trúc cổ xưa độc lạ thì hãy thử một lần ghé qua nơi đây. Khi đến đây rồi bạn sẽ thấy những dãy nhà 2 tầng được xây với mái ngói âm dương - đó là một kiểu kiến trúc rất đặc biệt tiêu biểu cho những ngôi nhà của người dân tộc vùng núi phía Bắc nước ta.
Vào lúc sáng sớm tinh mơ khi mặt trời vừa lên, cả khu phố sẽ tràn ngập trong sắc vàng óng ả của nắng. Nếu đến đây vào lúc sáng sớm bạn sẽ cảm nhận rất rõ nét vẻ đẹp yên bình và không khí trong lành của nơi đây. Khi ánh hoàng hồn dần buông xuống thì cũng là lúc cả khu phố lại đắm chìm trong những tia nắng mơ màng cuối cùng còn sót lại trong ngày.
Vào lúc sáng sớm tinh mơ khi mặt trời vừa lên, cả khu phố sẽ tràn ngập trong sắc vàng óng ả của nắng. Nếu đến đây vào lúc sáng sớm bạn sẽ cảm nhận rất rõ nét vẻ đẹp yên bình và không khí trong lành của nơi đây. Khi ánh hoàng hồn dần buông xuống thì cũng là lúc cả khu phố lại đắm chìm trong những tia nắng mơ màng cuối cùng còn sót lại trong ngày.
Phố cổ Đồng Văn là một tổ hợp gồm 40 gia đình sinh sống liền kề với nhau tạo thành một khu phố ẩn mình dưới những vách núi đá.
Phố cổ Đồng Văn gồm 40 gia đình sinh sống liền kề với nhau tạo thành một khu phố ẩn mình dưới những vách núi đá.
Theo tài liệu từ cuộc hội thảo về những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của phố cổ Đồng Văn và qua khảo sát cùng các tài liệu thu thập được thì hiện tại phố cổ Đồng Văn còn 2 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm, đó là nhà bà Hoàng Thị Tân và gia đình ông Lương Huy Ngán thuộc thôn Quyết Tiến (nay là tổ 3 thị trấn Đồng Văn).
Theo tài liệu từ cuộc hội thảo về những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của phố cổ Đồng Văn và qua khảo sát cùng các tài liệu thu thập được thì hiện tại phố cổ Đồng Văn còn 2 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm, đó là nhà bà Hoàng Thị Tân và gia đình ông Lương Huy Ngán thuộc thôn Quyết Tiến (nay là tổ 3 thị trấn Đồng Văn).
Lối kiến trúc chủ đạo của những ngôi nhà ở đây đó chính là nhà ống, xây hai tầng. Cửa ra vào và cửa sổ được thiết kế dưới dạng cửa vòm hoặc cửa vuông có ốp đá hay gạch nung ở khung cửa. Cửa sổ thường được làm cao, hẹp do đó luôn giữ được không gian thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Lối kiến trúc chủ đạo của những ngôi nhà ở đây đó chính là nhà ống, xây hai tầng. Cửa ra vào và cửa sổ được thiết kế dưới dạng cửa vòm hoặc cửa vuông có ốp đá hay gạch nung ở khung cửa. Cửa sổ thường được làm cao, hẹp do đó luôn giữ được không gian thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Ở một số ngôi nhà tại phố cổ Đồng Văn còn được trang trí bằng những chiếc lồng đèn trước cửa.
Ở một số ngôi nhà tại phố cổ Đồng Văn còn được trang trí bằng những chiếc lồng đèn trước cửa.
Hiện nay có rất nhiều loại hình lưu trú được xây dựng ngay trong phố cổ Đồng Văn phục vụ nhu cầu của nhiều du khách.
Hiện nay có rất nhiều loại hình lưu trú được xây dựng ngay trong phố cổ Đồng Văn phục vụ nhu cầu của nhiều du khách.
Đặc biệt, trong không gian phố cổ còn có dãy homestay đậm chất “cổ” để du khách trải nghiệm.
Đặc biệt, trong không gian phố cổ còn có dãy homestay đậm chất “cổ” để du khách trải nghiệm.
Phố cổ Đồng Văn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 4195/QĐ-BVHTTDL ngày 16/11/2009.
Phố cổ Đồng Văn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 4195/QĐ-BVHTTDL ngày 16/11/2009.
Đây cũng là điểm check in không thể bỏ qua trên hành trình khám phá Cao nguyên đá.
Đây cũng là điểm check in không thể bỏ qua trên hành trình khám phá Cao nguyên đá.
Khu phố cổ Đồng Văn Hà Giang quả thực là một điểm đến mang lại cho du khách những xúc cảm khó quên trong đời. Nét hoài cổ, mộc mạc và chân tình là điều khiến cho nhiều du khách lưu luyến không muốn rời xa khu phố cổ này.
Khu phố cổ Đồng Văn Hà Giang quả thực là một điểm đến mang lại cho du khách những xúc cảm khó quên trong đời. Nét hoài cổ, mộc mạc và chân tình là điều khiến cho nhiều du khách lưu luyến không muốn rời xa khu phố cổ này.
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.