Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đồng bào Hà Giang vui hội ở phiên chợ một năm chỉ họp một lần

Vũ Mừng - 07:27, 06/05/2024

Có một phiên chợ mà việc bán mua chẳng quan trọng, nhưng lại là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở Hà Giang. Đó là Chợ Phong lưu Khâu Vai (xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), được họp duy nhất 1 lần trong năm vào ngày 27/3 âm lịch.

Toàn cảnh chợ phong lưu Khâu Vai.
Toàn cảnh chợ phong lưu Khâu Vai.

Nguồn gốc của chợ phiên này bắt đầu từ truyền thuyết về chàng Ba người dân tộc Nùng và nàng Út người dân tộc Giáy.

Dù rất yêu nhau nhưng do không cùng dân tộc, không cùng tổ tiên nên hai người đã bị ngăn cấm và đành gạt nước mắt chia tay với lời thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 âm lịch họ lại lên Khâu Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm cách. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi sáng hôm sau lại trở về với cuộc sống thường nhật. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại tìm đến với nhau. Dân làng thương tiếc về mối lương duyên trắc trở này nên đã dựng lên miếu thờ Ông, thờ Bà và lấy ngày này làm ngày mở phiên chợ.

Nhộn nhịp con đường tới chợ.
Nhộn nhịp con đường tới chợ.

Tại chợ phong lưu, người già đến đó để tâm tình, người trẻ chưa có vợ, có chồng thì coi đó là nơi, là dịp để tìm hiểu nhau. Còn một điểm rất giàu giá trị nhân bản, như ở Khâu Vai, những người thời trẻ yêu nhau nhưng không lấy được nhau, đến chợ gặp nhau để tâm sự, hỏi thăm giờ sống ra sao, có hạnh phúc không… Nếu hạnh phúc thì chúc mừng, nếu éo le thì an ủi. 

Cũng do bản sắc ca ngợi tình yêu lứa đôi trong sáng này mà chợ phong lưu Khâu Vai giờ được tổ chức như một lễ hội, một sản phẩm du lịch cho du khách đến tham quan.

Một số hình ảnh được PV Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận tại chợ phong lưu Khâu Vai năm 2024

Năm 2024 chợ phong lưu Khâu Vai được tổ chức với quy mô cấp huyện.
Năm 2024 chợ phong lưu Khâu Vai được tổ chức với quy mô cấp huyện
Lễ hội diễn ra trong thời gian hai ngày 4/5-5/5 tức ngày 26-27/3 âm lịch.
Lễ hội diễn ra trong thời gian hai ngày 4 - 5/5, tức ngày 26 - 27/3 âm lịch
Nườm nượp người chen chân về dự phiên chợ.
Nườm nượp người chen chân về dự phiên chợ
Uỷ ban nhân dân huyện Mèo Vạc đã tổ chức Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà, nhằm tưởng nhớ về câu chuyện tình cảm động của chàng Ba, nàng Út. Đây là hoạt động mở đầu Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2024.
UBND huyện Mèo Vạc đã tổ chức Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà, nhằm tưởng nhớ về câu chuyện tình cảm động của chàng Ba, nàng Út. Đây là hoạt động mở đầu Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai
Lễ dâng hương năm nay có sự tham gia của 40 hộ gia đình dân tộc Nùng thôn Khâu Vai, với 40 mâm lễ. Mỗi hộ gia đình tham gia một mâm lễ, gồm: Một con gà luộc, xôi, bánh giầy, rượu, hoa quả và một mâm lễ của cấp uỷ, chính quyền xã Khâu Vai.
Lễ dâng hương năm nay có sự tham gia của 40 hộ gia đình dân tộc Nùng thôn Khâu Vai, với 40 mâm lễ. Mỗi hộ gia đình tham gia một mâm lễ, gồm: Một con gà luộc, xôi, bánh giầy, rượu, hoa quả và một mâm lễ của cấp ủy, chính quyền xã Khâu Vai
Việc tổ chức dâng hương miếu Ông, miếu Bà là phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nùng xã Khâu Vai.
Việc tổ chức dâng hương miếu Ông, miếu Bà là phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Nùng xã Khâu Vai
Không chỉ tưởng nhớ về chàng Ba, nàng Út, Lễ dâng hương còn gửi gắm ước mong về mưa thuận gió hoà, gia đình bình an, ấm no, hạnh phúc.
Không chỉ tưởng nhớ về chàng Ba, nàng Út, Lễ dâng hương còn gửi gắm ước mong về mưa thuận gió hòa, gia đình bình an, ấm no, hạnh phúc
Sự kiện chính của Lễ hội thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách và những người yêu thích tìm hiểu văn hóa.
Sự kiện chính của Lễ hội thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách và những người yêu thích tìm hiểu văn hóa
Phiên chợ độc đáo đã góp phần giúp đời sống người dân xứ đá trở nên sinh động.
Phiên chợ độc đáo đã góp phần giúp đời sống người dân xứ đá trở nên sinh động
Người đàn ông dân tộc Mông say đắm trong tiếng sáo tại phiên chợ.
Người đàn ông dân tộc Mông say đắm trong tiếng sáo tại phiên chợ
Chợ phong lưu Khâu Vai là nơi gặp gỡ, giao lưu cùng bè bạn.
Chợ phong lưu Khâu Vai là nơi gặp gỡ, giao lưu cùng bè bạn
Chiếc khèn như một "người bạn" thân thiết khi theo chân chủ nhân ra chợ.
Chiếc khèn như một "người bạn" thân thiết khi theo chân chủ nhân ra chợ.
Trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc tại huyện Mèo Vạc như điểm nhấn của Lễ hội.
Trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc tại huyện Mèo Vạc như điểm nhấn của Lễ hội
Đến với chợ Phong lưu Khâu Vai không chỉ là những chàng trai cô gái mới lớn tìm tình yêu cho mình
Đến với chợ Phong lưu Khâu Vai không chỉ là những chàng trai cô gái mới lớn tìm tình yêu cho mình
Đến với Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như xem chọi chim họa my, chinh phục đỉnh Mã Pì Lèng, đi thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm Tu Sản, thăm mê cung đá, đi cầu tình yêu. Du khách cũng sẽ được tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng người dân địa phương các trò chơi dân gian như địu nước qua cầu, bịt mắt bắt vịt…
Đến với Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, như xem chọi chim họa my, chinh phục đỉnh Mã Pì Lèng, đi thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm Tu Sản, thăm mê cung đá, đi cầu tình yêu. Du khách cũng sẽ được tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng người dân địa phương các trò chơi dân gian như địu nước qua cầu, bịt mắt bắt vịt…
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.