Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái trắng

Minh Nhật - 10:17, 15/10/2024

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu là dịp để người Thái trắng tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban cho mùa vụ bội thu và để trai gái có cơ hội đua tài, tìm hiểu nhau.

Nghi thức cúng hồn lúa tại Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu Thái 2024. Ảnh: TL
Nghi thức cúng hồn lúa tại Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu Thái 2024. Ảnh: TL

Xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu dân tộc Thái năm 2024 vào ngày 13/10 với nhiều nghi thức đặc sắc mang tín ngưỡng phồn thực của đồng bào dân tộc Thái.

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (còn được gọi là Lễ tạ ơn hay Lễ hội cốm mới) của người Thái trắng đã có từ rất lâu đời. Hàng năm cứ đến rằm tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch lúa mùa xong, bà con lại nô nức tổ chức lễ hội để tạ ơn các vị thần linh đã ban cho vụ mùa bội thu.

Lễ hội diễn ra với các nghi thức rước hồn lúa, cúng hồn lúa, giã cốm cầu bình an, cúng thần linh cầu phúc và tạ ơn.

Trong mâm cúng, phần không thể thiếu là cốm. Lúa sử dụng làm cốm là lúa nếp thơm, ngon nhất. Cốm sau khi được làm sạch sẽ được cúng cùng những lễ vật khác là nông phẩm của người dân trong vùng.

Cúng tế xong, những người làm lễ cùng bà con vãi cốm ra xung quanh nhà cúng tế để tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, tất cả mọi người tham dự lễ hội sẽ được ăn một chút cốm để được thần linh ban cho sự may mắn.

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu được tỉnh Lai Châu phục dựng từ năm 2007 và tổ chức đều đặn ở xã Mường So, huyện Phong Thổ vào mỗi năm.

Du khách cùng người dân tham gia trò chơi én cáy. Ảnh: TL
Du khách cùng người dân tham gia trò chơi én cáy. Ảnh: TL

Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ diễn ra các nghi thức truyền thống, phần hội gồm các chương trình văn nghệ, trò chơi như kéo co, tung còn, én cáy.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu là lễ hội mang ý nghĩa tín ngưỡng phồn thực của đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Lễ hội tạo cho người tham gia cảm nhận được sự giao hòa của đất trời, sự no đủ, sung túc. Đồng thời thông qua lễ hội góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa và tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc cho thế hệ mai sau.


Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.