Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lâm Bình (Tuyên Quang): Giảm nghèo từ phát huy hiệu quả tín dụng chính sách

Mai Hương - 07:48, 30/05/2024

Sau gần 10 năm quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Anh Nông Văn Thụy ở thôn Nà Va, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình phát triển kinh tế hiệu quả từ từ nguồn vốn tín dụng chính sách
Anh Nông Văn Thụy ở thôn Nà Va, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình phát triển kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Anh Nông Văn Thụy ở thôn Nà Va, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình là một trong những hộ vay vốn tiêu biểu trên địa bàn huyện về sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Anh Thụy chia sẻ: Được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm đã giúp anh có thêm nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, phát triển cây trồng từ hệ thống nhà màng nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, anh đã đưa cây dưa lưới vào trồng với trên 1.350 bầu. Hiện, cây trồng trong hệ thống nhà màng của anh đang phát triển tốt, hứa hẹn 1 vụ mùa bội thu trong thời gian tới. 

“Gia đình tôi xây dựng hệ thống nhà màng nông nghiệp công nghệ cao từ cuối năm 2023 nhờ được NHCSXH huyện cho vay vốn, nên hiệu quả rất tốt. Trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng sản xuất mang lại thu nhập cho gia đình và tạo thêm việc làm cho lao động ở địa phương”, Anh Nông Văn Thụy chia sẻ thêm.

Hộ Ma Thị Quyển ở thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo để đầu tư mua 1 con trâu và 1 con bò
Hộ bà Ma Thị Quyển ở thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo để đầu tư chăn nuôi trâu, bò

Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Giám đốc Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Lâm Bình, Tuyên Quang cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, hoạt động tín dụng chính sách được triển khai trên địa bàn đã được bà con đồng tình ủng hộ. Các nguồn vốn phát huy hiệu quả. Các hộ đã có thêm điều kiện trang trải cuộc sống, nâng cao thu nhập. Thời gian tiếp theo chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền hướng dẫn cho người dân thực hiện nguồn vốn của Ngân hàng hiệu quả hơn nữa.

Thực tế cho thây, Chỉ thị số 40-CT/TW đã làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm hơn trong việc ưu tiên dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. 

Theo đó, huyện đã tập trung chỉ đạo các đơn vị thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của nhân dân được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; cơ cấu kinh tế phát triển theo đúng định hướng; du lịch, thương mại, dịch vụ phát triển; đời sống nhân dân được nâng lên.

Người dân huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) phát triển kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn chính sách
Người dân huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) phát triển kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn chính sách

Hiện, huyện Lâm Bình đã có 4/10 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Trong đó, xã Thượng Lâm đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 giảm 7,39%, cụ thể: Số hộ nghèo đầu năm 2022 là 6.334 hộ, chiếm 55,91%, đến cuối năm 2023 huyện còn 4.702 hộ, giảm 861 hộ, tỷ lệ chiếm 40,93%. Huyện đang phấn đấu đến hết năm 2024 giảm 732 hộ nghèo, tỷ lệ giảm xuống còn 34,15%.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện Lâm Bình đã thực hiện bố trí nguồn vốn ủy thác cho vay từ ngân sách của huyện chuyển sang cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; bổ sung, xác nhận đối tượng vay vốn; đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. 

Nhờ nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ vốn giải quyết việc làm, gia đình chị Trịnh Thị Sáu ở thôn Ka Nò, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình đầu tư mở cửa hàng bán tạp hoá mang lại thu nhập ổn định cho gia đình
Nhờ nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ vốn giải quyết việc làm, gia đình chị Trịnh Thị Sáu ở thôn Ka Nò, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình đầu tư mở cửa hàng bán tạp hoá mang lại thu nhập ổn định cho gia đình

Hiện nay, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đang thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách, tăng 6 chương trình so với trước khi có Chỉ thị 40 với tổng dư nợ vay vốn tín dụng ưu đãi với dư nợ đạt gần 459 tỷ đồng, tăng trên 304 tỷ 500 triệu đồng so với năm 2014, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương tăng trên 5 tỷ đồng. Trong 10 năm qua có trên 21 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 8.500 lượt hộ thoát nghèo, 4/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Lâm Bình sẽ tiếp tục chỉ đạo chính quyền các cấp quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Tin cùng chuyên mục
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.