Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Làm gì để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?

Hồng Phúc - 23:27, 16/03/2020

Không thể phủ nhận internet đã mang lại cơ hội học tập và giáo dục cho trẻ em, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, trên môi trường “phẳng” này, nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em ngày càng gia tăng.

Mạng xã hội tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương cho trẻ em. (Trong ảnh: Giờ sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh DTTS)
Mạng xã hội tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương cho trẻ em. (Trong ảnh: Giờ sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh DTTS)

Theo ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - LĐTB&XH) từ năm 2013 - 2019, Việt Nam có 3.476 người là nạn nhân của các vụ mua bán người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trên 90%), đa số là người DTTS. Một trong những hình thức được các đối tượng mua bán người tận dụng là thông qua mạng internet.

Đơn cử trường hợp Nình A Ngằn, 19 tuổi, trú huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), có quen một bé gái 13 tuổi trú ở huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Ngằn đã dụ dỗ, rủ bé gái về Quảng Ninh và định lừa bán sang Trung Quốc. Ngày 18/12/2019, khi đang tìm cách vượt biên trái phép, Ngằn đã bị Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt giữ. 

Mua bán người chỉ là một trong nhưng nguy cơ mất an toàn cho trẻ em trên không gian mạng. Thực tế, trẻ em là nạn nhân dễ bị lừa nhất trên môi trường mạng, do sự xuất hiện, tồn tại của số lượng lớn trang website đen, mạng xã hội với nhiều nguy hiểm.

 Các em đối diện với nhiều nguy cơ bị dụ dỗ tham gia những hoạt động vi phạm pháp luật và dễ trở thành nạn nhân của tội phạm, như: Bị xâm hại, bạo lực học đường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị dụ dỗ mua bán ma túy, nhất là trẻ em sinh sống ở vùng DTTS và miền núi còn thiếu thông tin và hiểu biết chưa cao. 

Về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, ông Đào Trung Hiếu, Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) cho rằng, cần sự chung tay của gia đình, nhà trường để giáo dục, trang bị những kỹ năng để trẻ em tự biết bảo vệ mình, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ trong việc dùng mạng xã hội. Cha mẹ và thầy cô nên giới hạn thời gian lên mạng của các con, chỉ trong một giờ nhất định. Ngoài ra, cần luôn theo sát các con để kịp thời điều chỉnh những hành vi, những cách ứng xử thiếu lịch sự giữa các con trên thế giới ảo. 

Ngoài ra, hãy hướng các em tới việc giao lưu, tương tác với nhau “trên mặt đất”, với những hoạt động ngoại khóa bổ ích. Đó là các cách ngăn chặn sớm những nguy cơ mất an toàn cho trẻ em trên không gian mạng. 

Tại Hội thảo “Phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục” do Đoàn Giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” tổ chức ngày 13/1/2020, các đại biểu cho rằng, trẻ em là nạn nhân dễ bị lừa nhất trên môi trường mạng và để lại hậu quả rất nghiêm trọng. 

Do vậy, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cần có những phương pháp và chính sách đặc biệt để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đặc biệt, có thể cho ra đời các sản phẩm truyền thông riêng cho gia đình và trẻ em để cảnh báo nguy cơ sẽ là nạn nhân của mạng xã hội nhất là trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phối hợp với các cơ quan khác như Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ VHTT&DL, Đoàn Thanh niên…, để có chương trình đào tạo giáo dục tốt nhất, chương trình truyền thông tốt nhất, giúp trẻ em có những kỹ năng tốt nhất, để trở thành công dân của thế giới công nghệ số.

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.