Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Lào Cai: Khẩn trương hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Trọng Bảo - 17:50, 17/11/2021

Là tỉnh có có địa danh du lịch Quốc gia Sa Pa, Cửa khẩu Quốc tế… với lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn; lao động tự do tại khu vực cửa khẩu tương đối lớn. Ngoài ra, còn có nhiều lao động tỉnh Lào Cai đi làm việc tại các tỉnh thành trong cả nước. Trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng từ làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư, hàng nghìn lao động lâm vào cảnh mất việc làm. Để có thể sớm hỗ trợ người lao động đang gặp khó khăn, tỉnh Lào Cai đã và đang khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, ban ngành hữu quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ.

Ngành BHXH tỉnh Lào Cai đang khẩn trương rà soát, giải ngân đối với người lao động và doanh nghiệp theo Nghị quyết 68
Ngành BHXH tỉnh Lào Cai đang khẩn trương rà soát, giải ngân đối với người lao động và doanh nghiệp theo Nghị quyết 68

Theo đó, tính đến tháng 10/2021, tỉnh Lào Cai đã phê duyệt cho 4.236 người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 đủ tiêu chuẩn hỗ trợ theo Nghị quyết 68, với tổng kinh phí trên 13,5 tỷ đồng. Trong đó, đã giải ngân được gần 6,2 tỷ đồng, với 2.375 người lao động và doanh nghiệp. Cụ thể, đã chi trả nhóm hỗ trợ theo Nghị quyết 68 là 1.030 người và doanh nghiệp với tổng số tiền trên 1,7 tỷ đồng; nhóm thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Việc làm đã giải ngân được 1.345 người và doanh nghiệp với kinh phí gần 4,5 tỷ đồng.

Tại huyện Bảo Yên, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Đến thời điểm này, huyện đã thẩm định, phê duyệt 5 hồ sơ của đối tượng thuộc diện F0, F1 đang thực hiện cách ly tại cơ sở cách ly tập trung huyện; 19 hồ sơ của đối tượng thuộc diện F0, F1 đã hoàn thành điều trị, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung huyện; 10 hồ sơ hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; 27 hồ sơ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ - lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; 3 hồ sơ lao động thực hiện tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương, với tổng kinh phí đã thực chi là 57.140.000 đồng.

“Hiện nay, UBND huyện đang đôn đốc các cơ quan chuyên môn rà soát, xem xét, thẩm định hồ sơ đối với người lao động không có giao kết HĐLĐ, người lao động từ các tỉnh trở về địa phương và các nhóm đối tượng khác. Từ đó, có căn cứ để đề nghị hưởng chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ”, ông Dũng cho biết thêm.

Chị Hoàng Thị Hoa, dân tộc Dao ở bản Nà Đò, xã Tân Dương, huyện Bảo Yên, làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng trên địa bàn TP. Lào Cai. Khi dịch bệnh bùng phát, nhà hàng đóng cửa, chị Hoa không còn việc làm, phải trở về địa phương với bao khó khăn.

“Tôi rất phấn khởi khi được Nhà nước quan tâm hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Số tiền tuy không nhiều, nhưng đã kịp thời giúp tôi vượt qua thời điểm khó khăn này. Rất cảm ơn Nhà nước đã quan tâm đến những người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh như chúng tôi, chỉ mong sớm hết dịch để tôi có thể đi làm trở lại”, chị Hoa tâm sự.

Còn chị Cư Thị Sò, dân tộc Mông ở Bản Cam, xã Tân Dương làm việc tại một công ty xuất khẩu gỗ tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi dịch bệnh bùng phát, công ty ngừng hoạt động, chị Sò trở về địa phương. Tuy nhiên, chị Sò là trường hợp F1 nên phải đi cách ly tập chung.

“Chúng tôi ở trong thành phố Hồ Chí Minh cũng nhiều ngày với hy vọng sớm đi làm trở lại. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài, tiền sinh hoạt không còn nên phải trở về địa phương. Chính vì vậy, khi phải đi cách ly tập chung bản thân tôi rất lo lắng. Rất may cho tôi và mọi người trong khu cách ly được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí…”, chị Sò tâm sự.

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội. Hàng vạn người lao động và người sử dụng lao động lao đao vì khó khăn do phải ngừng sản xuất, mất việc làm. Nghị quyết số 68, thực sự là nguồn động viên rất lớn đối với người lao động, với doanh nghiệp; thể hiện tính nhân văn, tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Đảng và Nhà nước trong đại dịch.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.