Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Lào Cai: Quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cát Tường - 10:10, 06/11/2023

Thời gian qua, Lào Cai đã tổ chức nhiều chương trình nhằm tăng cường truyền thông, tập trung nội dung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.

Hướng dẫn chăm sóc cho mẹ và bé khi sinh tại BVĐk huyện Bắc Hà.
Hướng dẫn chăm sóc cho mẹ và bé khi sinh tại BVĐk huyện Bắc Hà.

Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Lào Cai đến nay đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Do Lào Cai là tỉnh miền núi với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm tới 70% dân số, đời sống nhân dân còn khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa. Người dân còn nhiều hủ tục lạc hậu như sinh con tại nhà, chăm sóc trẻ thiếu khoa học, thiếu trang thiết bị, dụng cụ cho chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với cả nước. Nguồn  nhân lực thực hiện công tác dinh dưỡng tại các cơ sở y tế còn đang thiếu. Đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng thường xuyên thay đổi, trình độ chuyên môn hạn chế, nhiều cộng tác viên chưa thông thạo tiếng phổ thông hoặc tiếng địa phương.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai, trong 9 tháng đầu năm 2023 số phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần/3 thời kỳ đạt 85,5%; tổng số bà mẹ và trẻ số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ: 925 trường hợp, đạt 91,6%. Số bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt: 79,5%. 

Ngành y tế tỉnh Lào Cai cho biết, năm 2022, tỷ lệ suy dinh dưỡng về cân nặng ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 15,03%, tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao/tuổi là 26,93%, trong đó có sự chênh lệch giữa các huyện, xã vùng cao, người dân tộc thiểu số so với các huyện, xã vùng thấp thành phố. Ngay từ đầu năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai đã có nhiều kế hoạch triển khai các hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho học sinh các bậc tiểu học, trung học cơ sở và cho các cơ sở giáo dục trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. 

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng trên, ngành Y tế Lào Cai đã triển khai nhiều chương trình “Làm mẹ an toàn” với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trên địa bàn toàn tỉnh.

Các nội dung của chương tình tập trung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn. Trung tâm Y tế huyện Bắc Hà đã tổ chức các buổi truyền thông tại 13 xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối tượng hướng đến là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có con nhỏ; nam giới mới kết hôn và có vợ đang mang thai…

Ngoài ra, Sở Y tế tỉnh Lào Cai cũng đưa ra nhiều kế hoạch triển khai chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Theo đó, tập trung các chiến dịch bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai, bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, phụ nữ sau sinh 1 tháng. Trẻ em được tẩy giun. Đã có 8.000 trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được được cân theo dõi tăng trưởng...

Viện Dinh dưỡng Quốc gia vừa tiến hành khảo sát kiến thức bà mẹ có con nhỏ là đồng bào dân tộc Mông, tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát (Lào Cai).
Viện Dinh dưỡng Quốc gia vừa tiến hành khảo sát kiến thức bà mẹ có con nhỏ là đồng bào dân tộc Mông, tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát (Lào Cai).

Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng vừa tiến hành khảo sát tại 3 xã vùng cao: Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và Cốc Mỳ (huyện Bát Xát , tỉnh Lào Cai) để triển khai mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời đối với trẻ em dân tộc thiểu số ở địa phương.

Tại các xã vùng cao này, đoàn công tác đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hộ gia đình, tập trung vào các cây con giúp cải thiện dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em. Đồng thời tập huấn dinh dưỡng cho cán bộ y tế, phụ nữ thôn bản và thành lập và vận hành các Câu lạc bộ dinh dưỡng tại thôn bản.

Mục tiêu sau khi triển khai sẽ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm dưới 5%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thế thấp còi dưới 27%.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.