Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lào Cai: Thực hiện tốt phòng dịch và bảo đảm sĩ số cho học sinh đến trường

Trọng Bảo - 12:38, 08/03/2021

Từ 22/2, hơn 164 nghìn học sinh các cấp của tỉnh Lào Cai đã đến trường học tập bình thường sau kỳ nghỉ Tết và nghỉ để phòng chống dịch. Riêng với cấp học mầm non, học sinh được nghỉ học đến hết tháng 2 để phòng, chống dịch Covid-19. Để bảo đảm sĩ số và an toàn cho học sinh đến trường, ngành giáo dục Lào Cai luôn đề cao tinh thần 'chống dịch như chống giặc"

Tất cả học sinh đều được các trường học đo thân nhiệt, rửa tai sát khuẩn trước khi vào lớp
Tất cả học sinh đều được các trường học đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp

Tại Trường Tiểu học Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai), gần 600 học sinh phấn khởi quay lại trường để tiếp tục học tập sau kỳ nghỉ Tết và nghỉ để phòng chống dịch. Để bảo đảm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, ngay từ cổng trường, học sinh xếp hai hàng, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và lần lượt đến bàn y tế đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào lớp học. Thầy Lê Văn Nhiên, Hiệu trường Nhà trường cho biết: Năm học 2020-2021, nhà trường có 582 học sinh, với 25 lớp học, trong đó, học sinh dân tộc Giáy chiếm trên 80%.

Để bảo đảm tỷ lệ học sinh ra lớp, Nhà trường đã thông báo trước về lịch trở lại trường học cho học sinh và các bậc phụ huynh. Trước ngày nhập học trở lại, nhà trường tiếp tục gửi thông báo qua Zalo đến các bậc phụ huynh, để họ chủ động sắp xếp đưa con em trở lại trường.

 "Đối với những gia đình mà cha mẹ các em không sử dụng mạng xã hội, thì chúng tôi phối hợp với đội ngũ trưởng thôn, bản đến trực tiếp thông báo ngày nhập học. Nhờ đó, mà ngay trong ngày học đầu tiên, tỷ lệ học sinh ra lớp đạt gần 99%”, thầy Nhiên thông tin.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Chạc (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát), có 565 học sinh, với 26 lớp học ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, trong đó có 99,8% học sinh DTTS. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên ngay trong những ngày học đầu tiên, đã có trên 98% học sinh nhập trường theo đúng thời gian quy định. 

“Với đặc thù trường vùng cao, có 369 em ở nội trú, nên chúng tôi đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống dịch. Cụ thể, chúng tôi đã tổ chức phun khử trùng toàn bộ trường, lớp học và khu ở bán trú của các em học sinh. Cùng với đó, tại các phòng ở, chúng tôi cũng tiến hành kê giường giãn cách, trang bị khẩu trang, nước súc miệng và dung dịch khử khuẩn tại khu ở bán trú. Với khu vực nhà ăn, chúng tôi cũng kê bàn ghế giãn cách và đo thân nhiệt hàng ngày cho các em”, thầy giáo Nguyễn Đức Vinh, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết.

Các em học sinh và giáo viên tuân thủ nghiêm túc quy định phòng, chống dịch trong giờ học
Các em học sinh và giáo viên tuân thủ nghiêm túc quy định phòng, chống dịch trong giờ học

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tiến hành phun hóa chất khử khuẩn các phòng học, phòng chức năng, phòng ở bán trú, bếp ăn bán trú, vệ sinh sạch sẽ xung quanh trường học, bảo  đảm môi trường học tập và ăn, ở bán trú cho học sinh.

Ông Lê Mạnh Trường, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết: Ngay từ trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Sở đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 theo các kịch bản mức 1 và mức 2. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường học không lơ là, chủ quan; chủ động xây dựng kịch bản dạy và học trong trường hợp phát sinh dịch bệnh để kịp thời có biện pháp ứng phó. Đồng thời, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm vệ sinh trường, lớp học sạch sẽ, thông thoáng trước, trong và sau mỗi buổi học.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.